Một số bệnh lý về gan khiến men gan tăng cao. Xét nghiệm chức năng gan thường được sử dụng để chẩn đoán và xác định nguyên nhân chính xác dẫn tới tình trạng này. Xét nghiệm chức năng gan thực tế là xét nghiệm kiểm tra, phân tích một số enzyme được tìm thấy trong trái tim, cơ xương và các tế bào máu đỏ ngoài gan.
Bạn đang đọc: Men gan tăng cao: Nguyên nhân và triệu chứng
1. Nguyên nhân và dấu hiệu tăng men gan
1.1 Nguyên nhân khiến men gan bị tăng cao ở bệnh nhân
Có nhiều bệnh về gan có thể là nguyên nhân gây tổn hại cho gan, từ cấp tính tạm thời đến mạn tính nghiêm trọng.
Gan nhiễm mỡ không do rượu, chủ yếu xảy ra do thừa cân và tiểu đường, là một trong những nguyên nhân thường gặp có thể khiến men gan bị tăng cao.
Các thuốc khác như thuốc hạ cholesterol cũng có thể gây tăng men gan. Viêm gan A, ngộ độc thuốc hoặc dùng quá liều acetaminophen có thể gây ra tình trạng men gan tăng cao đột ngột, thậm chí là cao gấp 10 lần so với bình thường.
Viêm gan B và C mãn tính thường khiến men gan tăng nhẹ, cao hơn khoảng 4 lần so với men gan lúc khỏe mạnh.
Một số bệnh nhiễm trùng cấp tính như bạch cầu đơn nhân và cytomegalovirus cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự gia tăng của men gan. Các rối loạn di truyền cũng nằm trong danh sách này.
Có nhiều bệnh về gan có thể là nguyên nhân gây tổn hại cho gan, từ cấp tính tạm thời đến mạn tính nghiêm trọng, khiến men gan bị tăng cao.
1.2 Những dấu hiệu của tăng men gan cao bất thường
Dấu hiệu đi kèm với tăng men gan phụ thuộc vào từng loại bệnh lý.
Tuy nhiên nhìn chung các dấu hiệu cảnh báo men gan có bất thường là vàng da (da và lòng trắng mắt chuyển màu vàng), nước tiểu sẫm màu phân màu đất sét, tích tụ dịch ở bụng gọi là cổ trướng, xuất huyết đường ruột, giảm cân. Gan và lá lách sưng to hơn bình thường.
Tìm hiểu thêm: Xơ gan giai đoạn 4: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Vàng da (da và lòng trắng của mắt có màu vàng) là một trong những dấu hiệu thường gặp khi men gan tăng.
2. Những triệu chứng của bệnh tăng men gan
Những người bị tăng men gan thường không có triệu chứng nào trong trường hợp mắc bệnh viêm gan do rượu, viêm gan B hoặc viêm gan C mạn tính.
Nếu các bệnh lý về gan cấp tính gây ra men gan tăng cao, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng trên bên phải, mất ham muốn tình dục, ngứa, thay đổi bất thường về tinh thần.
3. Men gan tăng quá cao có nguy hiểm không?
Đây là thắc mắc chung của đa số bệnh nhân khi được chẩn đoán tăng men gan bị tăng cao đều băn khoăn. Chỉ số gan tăng cao không chỉ đơn giản là tăng men gan mà còn phản ánh tình trạng gan tổn thương với cấp độ nào.
– Chỉ số men gan dao động 40-80 cảnh báo gan nhiễm mỡ, viêm gan do virus hoặc uống nhiều rượu, béo phì…
– Chỉ số men gan dao động 80-150 cảnh báo gan bị suy giảm chức năng, có thể bị biến chứng xơ gan, xơ gan cổ trướng…
– Chỉ số men gan dao động từ 150-200 hoặc trên 200 gây tổn hại đến tế bào gan, có thể xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan…
Men gan tăng cao nếu không được can thiệp kịp thời sẽ không nguy hại cho sức khỏe, tuy nhiên nếu để kéo dài và nghiêm trọng thì bệnh sẽ nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
4. Phác đồ điều trị tăng men gan
4.1 Men gan tăng cao thì nên điều trị thế nào?
Điều trị bệnh men gan cao thì cần căn cứ nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, nguyên nhân bệnh, cơ chế của bệnh, đặc biệt:
– Nếu men gan tăng do virus viêm gan A, B, C thì cần điều trị với phác đồ kháng virus để hạn chế hoạt động của chúng, bảo vệ gan và hạ men gan.
– Nếu men gan tăng do rượu bia thì cần dừng uống bia rượu, hút thuốc… và tăng cường thực phẩm thải độc gan, tăng chức năng gan…
Tuy nhiên người bệnh cần thăm khám và xét nghiệm để được chẩn đoán bệnh và từ đó xây dựng phác đồ điều trị hợp lý nhất.
>>>>>Xem thêm: Lạm dụng rượu bia – nguyên nhân gây viêm tụy cấp hàng đầu
Người bệnh nếu phát hiện bất thường về gan thì cần thăm khám và điều trị sớm
4.2 Men gan tăng quá cao thì người bệnh cần lưu ý gì?
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm làm hạ men gan và giải độc gan, người bệnh cần lưu ý một số thực phẩm nên tránh như sau:
– Đồ uống có cồn: rượu bia hay chất kích thích… khiến gan thải độc cơ thể kém và tăng nguy cơ xơ gan, gan nhiễm mỡ…
– Đồ cay nóng: Đồ cay nóng khiến triệu chứng của bệnh rõ ràng hơn, đồng thời dễ gây tắc mạch máu do tích tụ hồng cầu và gan nhiễm mỡ…
– Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Đồ chiên xào tiềm ảnh nhiều nguy cơ gây bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ, xơ gan, men gan cao…
– Đồ có nhiều đường: Thường xuyên ăn nhiều đồ có đường tăng lượng đường trong máu, giảm hấp thu dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của gan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.