Đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, đó là quan điểm sai lầm. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư canxi. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh sỏi thận nên tránh và những lời khuyên cần thiết cho người bệnh sỏi thận, bạn đọc nên chú ý.
Bạn đang đọc: Thực phẩm người bệnh sỏi thận nên tránh
1. Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận
1.1 Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh sỏi thận
Một trong những yếu tố góp phần hình thành nên sỏi thận là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến thận bị quá tải, dẫn đến tích tụ các chất khoáng, cặn từ đó kết cụm hình thành nên sỏi. Vậy nên có thể nói chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Một chế độ dinh dưỡng đúng cách, cắt giảm đúng những thực phẩm cần tránh có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giảm nguy cơ mắc sỏi hơn so với những người ăn uống không có nguyên tắc, sử dụng quá tải các thực phẩm không được khuyên dùng.
Trong và sau quá trình điều trị bệnh nhân nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày sao cho hợp lý để điều trị sỏi dứt điểm, ngăn bệnh tiến triển và biến chứng nhanh và đồng thời giảm nguy cơ tái phát trong tương lai.
1.2 Top các nhóm thực phẩm nên tránh ở người bệnh sỏi thận
– Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
– Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
– Hạn chế muối và mỡ: nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.
– Hạn chế nước ngọt, cà phê, kiêng rượu bia, đồ uống có cồn bởi các thực phẩm này có thể khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải độc.Đặc biệt trong trường hợp khi thận đã có sỏi sẽ khiến tình trạng nhanh chóng tiến triển xấu hơn, bởi lúc này hệ tiết niệu bị ảnh hưởng, suy giảm phần nào đó chức năng khi có sỏi.
Một ngày người bệnh chỉ được ăn tối đa 3g muối, nên ăn càng nhạt càng tốt.
2. Chế độ ăn được khuyến khích dùng các thực phẩm sau
Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất): nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.
Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, phô mai: Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai (khoảng 800 – 1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra, kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci nhưng không phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.
Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, bổ sung chất xơ giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Ngoài những thực phẩm người sỏi thận cần tránh và những thực phẩm được khuyên nên sử dụng, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và tư vấn điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm gan da mọc nhiều mụn, nóng trong, da vàng
Uống đủ nước hàng ngày là một thói quen tốt cho người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu
3. Kết luận
Như đã đề cập phía trên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng không thể giúp bệnh nhân mắc sỏi có thể đưa sỏi trôi ra ngoài, mà kết hợp với chế độ dinh dưỡng người bệnh mắc sỏi cũng nên nhanh chóng điều trị triệt để tại các bệnh viện uy tín, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, sở hữu công nghệ hiện đại. Không nên chần chừ, sử dụng các phương pháp dùng thuốc không chính thống, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc theo mách bảo… điều này có thể làm bệnh tiến triển xấu hơn.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết triệu chứng của gan nhiễm mỡ, điều trị kịp thời
Tán sỏi công nghệ cao là phương pháp hàng đầu giúp người bệnh thoát sỏi nhanh chóng không cần phẫu thuật
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.