Bị viêm gan B khi mang thai phải làm sao?

Bị mắc viêm gan B khi mang thai khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng và sợ hãi bởi viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con. Vậy, làm thế nào để không lây bệnh sang cho con?

Bạn đang đọc: Bị viêm gan B khi mang thai phải làm sao?

Nơm nớp nỗi lo truyền bệnh cho con

Sau nhiều ngày mong mỏi, cuối cùng vợ chồng chị Lan Phương cũng có “tin vui”. Con đầu cháu sớm nên cả hai bên gia đình nội, ngoại đều vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa được bao lâu thì chị Lan Phương phát hiện mình đang bị nhiễm siêu vi viêm gan B. Nhận kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm gan B từ bác sĩ, chị Lan Phương bàng hoàng, không tin nổi vào những gì đang xảy ra bởi từ trước đến giờ sức khỏe của chị rất tốt, không hề có bất cứ triệu chứng gì bất thường. Ám ảnh việc sẽ truyền bệnh sang cho con khiến chị Phương ngày đêm sống trong sự lo lắng và sợ hãi.

Bị viêm gan B khi mang thai phải làm sao?

Bị viêm gan B khi mang thai, mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả

“Vợ chồng tôi kết hôn 3 năm mới có “tin vui”. Khi biết tin tôi có thai, cả gia đình hai bên đều vui sướng lắm bởi ông bà nội, ngoại đều đang ngày đêm mong cháu. Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi được bác sĩ thông báo bị mắc viêm gan B. Nhận kết quả xét nghiệm mà chân tay tôi như muốn rụng rời. Tai tôi ù đi, không còn nghĩ ngợi được gì nữa ngoài nỗi lo con sinh ra sẽ bị lây bệnh từ mẹ…” chị Phương nhớ lại.

50% bị viêm gan B mạn tính nếu bị lây truyền từ mẹ

Các chuyên gia gan mật cho biết, bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, truyền máu và truyền từ mẹ sang con. Theo đó, tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể:

-Nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%.

-Nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng giữa của thai kỳ, tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 10%.

– Nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 80-90%.

-Nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B và không được tiêm kháng thể, nguy cơ lây truyền virus sang con khi sinh là 20% (trừ khi bé được điều trị trong vòng 12 giờ sau sinh).

Các bác sĩ cũng cho biết: Người mẹ có thể truyền bệnh cho con khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ bị viêm gan B ngay từ khi sinh ra thì khả năng trở thành người mang virus mạn tính lên tới 50%. Người mang virus viêm gan B mạn tính có thể làm lây lan virus gây bệnh sang cho người khác. Bản thân người bệnh có nguy cơ bị mắc các bệnh gan, chết vì bệnh gan và ung thư gan cao hơn nhiều so với người bình thường.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm gan B người bệnh có hướng xử lý bệnh kịp thời

Bị viêm gan B khi mang thai phải làm sao?

Viêm gan B khi mang thai mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên

Bị viêm gan B khi mang thai phải làm sao để không lây truyền cho con?

Phụ nữ nhiễm viêm gan B khi mang thai nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật khám và tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B để biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không. Theo đó, nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng, siêu vi viêm gan B đang “sống chung hòa bình” với người phụ nữ đó thì không cần điều trị.

Nếu bệnh viêm gan B tiến triển ở giai đoạn nghiêm trọng, mẹ bầu cần thăm khám đồng thời hai chuyên khoa gan mật và sản phụ khoa để dự tính những trường hợp có thể xảy ra.

Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu trong giai đoạn chu sinh. Vì thế, những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ nhiễm virus viêm gan B cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.

Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều HBIG (Hepatitis B Immune Globulin) và một mũi vaccin ngừa viêm gan B thông thường. HBIG không phải là chủng ngừa mà là chủng dự phòng cho bé có kháng thể ngay để đề kháng với viêm gan B nếu mẹ bé mang virut viêm gan B. Vaccin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh.

Nếu mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều HBIG và một mũi vaccin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi vaccin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Vaccin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thì tỷ lệ lây nhiễm HBV theo đường dọc (từ mẹ con) giảm từ 90% xuống còn khoảng 1,1 – 15%. Tỷ lệ này có khoảng thay đổi khá rộng liên quan rất nhiều đến sự tuân thủ của bệnh nhân vào chương trình theo dõi sau tiêm phòng hay không.

Khám và điều trị viêm gan B hiệu quả tại bệnh viện Thu Cúc

Bị viêm gan B khi mang thai phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Bệnh viện Thu Cúc điều trị hiệu quả bệnh viêm gan B

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám, giảng dạy và điều trị các bệnh lý gan mật đặc biệt là viêm gan virus, PGS.,TS.,Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành – Bệnh viện Thu Cúc đã điều trị thành công nhiều ca bệnh viêm gan B nghiêm trọng.

Với những người mắc bệnh viêm gan B khi mang thai, người bệnh có thể được điều trị đồng thời hai chuyên khoa gan mật và sản phụ khoa có thể hỗ trợ điều trị tốt nhất, theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi và thai phụ trong suốt quá trình mang thai.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại hiện có tại bệnh viện như hệ thống máy siêu âm màu 4D công nghệ cao, máy xét nghiệm sinh hóa máu,…. giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, bệnh viện còn áp dụng thanh toán bảo hiểm cho mọi người bệnh yên tâm thăm khám.

Đăng ký nhanh chóng hạn chế tối đa thời gian chờ đợi qua tổng đài 1900 55 88 92.

Ý kiến người bệnh

“Vợ tôi phát hiện bị viêm gan B khi mang thai, khi đó tôi đưa vợ đến bệnh viện Thu Cúc khám vì nghe nói bác sĩ Thành giỏi điều trị khỏi viêm gan B nhiều người. Vợ tôi được bác sĩ Thành thăm khám may là bệnh đang trong giai đoạn không hoạt động, nên bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho tốt nhất cho em bé và sức khỏe của cô ấy. Sau khi sinh bé, vợ tôi bắt đầu điều trị theo liệu trình của bác sĩ, sau 2 năm kiên trì sức khỏe của cô ấy rất ổn, bé nhà tôi cũng khỏe mạnh bình thường. Cảm ơn bác sĩ bệnh viện Thu Cúc.” – anh Trần Mạnh Bình, 34 tuổi, Hà Nội.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *