Theo bác sĩ chuyên khoa Gan mật: nếu số lượng virus viêm gan B sao chép tăng cao, bạn cần điều trị ngay để tránh gây tổn thương nghiêm trọng đến gan. Vậy số lượng virus viêm gan B bao nhiêu là cao?
Bạn đang đọc: Giải đáp: Số lượng virus viêm gan B bao nhiêu là cao?
1. Số lượng virus viêm gan B bao nhiêu là cao?
Với những bệnh nhân bị nhiễm viêm gan virus B, C (là chủ yếu) điều cần quan tâm là tải lượng virus này trong máu phải ở mức giới hạn cho phép. Nếu tải lượng virus vượt khỏi giới hạn cho phép, sẽ gây tổn hại đến gan. Biến chứng dễ gặp phải là xơ gan, ung thư gan.
Đối với những bệnh nhân bị viêm gan B có định lượng HBV – DNA cao, nếu bệnh tình cứ phát triển như vậy trong một thời gian dài, thì tỉ lệ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan tương đối cao. Vì vậy, bệnh nhân cần phải theo dõi thêm một vài chỉ số như: chức năng gan, kết quả siêu âm để đánh giá tình trạng bệnh tình và có phương án điều trị chuẩn xác, từ đó làm giảm độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B mạn tính.
– Thông thường, giá trị bình thường của HBV – DNA là 3×10^2 copies/ml máu sẽ cho kết quả âm tính (định lượng dưới ngưỡng phát hiện). Còn nếu vượt qua giá trị này thì cho thấy số lượng virus trong cơ thể bệnh nhân đã hoạt động sao chép rồi.
– Khi HBV – DNA từ 10^3 – 10^5 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép nhưng chưa mạnh.
– Từ 10^5 – 10^7 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnh.
– Khi vượt qua mức 10^7 copies/ml máu thì cho thấy virus đang sao chép rất mạnh.
Hàm lượng virus trong máu người bệnh càng cao thì nguy cơ gan tổn thương cũng như biến chứng xơ gan và ung thư gan càng lớn. Đồng thời dễ lây nhiễm cho người khác.
Xét nghiệm máu định lượng virus viêm gan B
2. Kiểm soát và điều trị virus viêm gan B hiệu quả bằng cách nào?
Để kiểm soát và điều trị virus viêm gan B hiệu quả bạn cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa gan mật, làm các xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoăc MRI để đánh giá chức năng gan, tình trạng tổn thương gan hoặc đánh giá quá trình đáp ứng điều trị (tiến triển) của bệnh.
Bên cạnh đó bạn nên đi khám sức khỏe sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi và đánh giá chức năng gan, đồng thời theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của những bộ phận khác trong cơ thể.
2.1 Phác đồ điều trị virus viêm gan
– Làm các xét nghiệm đánh giá cận lâm sàng. Đặc biệt, sử dụng máy siêu âm đo độ đàn hồi mô gan hiện đại để đánh giá mức độ xơ gan.
– Áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại:
Ức chế virus để giữ cho phần tế bào gan lành duy trì hoạt động. Giảm tải lượng virus xuống ngưỡng an toàn.
Cải thiện chức năng gan.
Bên cạnh đó, với những trường hợp bệnh viêm gan virus B nặng, đã biến chứng xơ gan. Người bệnh cần điều trị xơ gan để tránh bệnh tiến triển nặng hơn và đồng thời phải kiểm soát, điều trị virus viêm gan B (nguyên nhân gây bệnh) bằng phác đồ.
2.2 Phác đồ điều trị xơ gan
– Phân tích các yếu tố liên quan như: chức năng gan, mức độ tổn thương gan, mức độ xơ hóa.
– Làm các xét nghiệm đánh giá cận lâm sàng. Đặc biệt, sử dụng máy siêu âm đo độ đàn hồi mô gan hiện đại để đánh giá mức độ xơ gan.
– Áp dụng trình tự các phương pháp điều trị hiện đại và đặc biệt, phù hợp từng người bệnh:
Cải thiện chức năng gan, các quá trình hoạt động của cơ thể.
Tái tạo tế bào gan để ngăn chặn quá trình xơ hóa.
Tìm hiểu thêm: “Tất tần tật” thông tin về phù xơ gan bạn cần biết
Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ khám và điều trị viêm gan B hiệu quả
3. Những ai cần đi khám gan?
3.1 Đối tượng cần đi khám
– Người đang mắc bệnh gan, mật.
– Người đang nhiễm virus viêm gan mà chưa có kế hoạch điều trị.
– Người đang có triệu chứng mắc bệnh gan, mật.
– Người trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh gan mật
3.2 Những người có nguy cơ cao mắc bệnh gan
– Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá
– Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá
– Sống chung với người viêm gan Virus
– Thường xuyên tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người khác
– Có quan hệ tình dục không an toàn
– Thói quen ăn uống ở hàng quán, vỉa hè
– Đã hoặc đang sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc
>>>>>Xem thêm: Những thông tin quan trọng của sán lá gan lớn
Nam giới có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B cao hơn nữ giới
3.3 Nếu có những biểu hiện này bạn nên đi thăm khám ngay
– Mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu
– Nước tiểu xậm màu, phân bạc màu
– Rối loạn tiêu hóa
– Buồn nôn
– Xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, đi ngoài
– Thay đổi cân nặng bất thường
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.