Sỏi mật không thực sự “hiền lành” như bạn vẫn nghĩ

Theo báo suckhoedoisong [Ở nước ta bệnh sỏi mật khá phổ biến, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng sỏi mật đơn giản, chữa trị không quá khó khăn mà chủ quan dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe… xem thêm].

Bạn đang đọc: Sỏi mật không thực sự “hiền lành” như bạn vẫn nghĩ

“Chót dại” khi bị sỏi mật vẫn “ung dung”

Nhập viện trong tình trạng đau bụng quằn quại, toát mồ hôi, cơ thể lạnh run, sốt chị N.H.T, 34 tuổi, Hà Nội cho rằng mình bị ngộ độc thức ăn sau khi đi ăn liên hoan cùng bạn bè. Khi thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, PGS.,TS.,TTND. Nguyễn Xuân Thành – Chuyên gia gan mật bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: “Bệnh nhân gặp triệu chứng này do tình trạng sỏi mật tiến triển gây viêm túi mật cấp và hiện tắc nghẽn đường mật cần được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật kịp thời tránh biến chứng nguy hại, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.”

Sỏi mật không thực sự “hiền lành” như bạn vẫn nghĩ

Bệnh sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Khi được bác sĩ trao đổi về tình trạng bệnh, chị T mới giật mình cho biết: “Tôi phát hiện bị sỏi mật cách đây hơn 1 năm khi đi siêu âm tại phòng khám. Khi đó, bác sĩ cho biết sỏi túi mật của tôi nhỏ chưa gây triệu chứng gì chỉ cần uống thuốc và theo dõi. Tuy nhiên, hơn 1 năm nay tôi chưa đi kiểm tra lại vì cơ thể không có biểu hiện gì bất thường.”
Không như chị T, anh Nguyễn N.B, 32 tuổi, tới viện thăm khám khi phát hiện thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, vàng da, chán ăn, chia sẻ với bác sĩ anh cho biết trước đây anh có thăm khám và được biết mắc sỏi đường mật và bác sĩ có chỉ định theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, vài năm gần đây anh làm việc xa nhà, thường xuyên đi công tác nên ít thời gian chăm sóc sức khỏe. Khi thăm khám, PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Bệnh nhân Nguyễn N.B bị xơ gan ở giai đoạn đầu do biến chứng của sỏi đường mật, cần được điều trị ngăn chặn tổn thương gan nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.”
Theo các chuyên gia gan mật cho biết, rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc sỏi mật, kích thước sỏi nhỏ, không đáng kể, trước đó không có triệu chứng điển hình nào, đều được chỉ định theo dõi, và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chủ quan khi không có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính suy nghĩ này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi mật tiến triển gây nên biến chứng nguy hiểm.

Sỏi mật: đừng đợi “đau” mới đi chữa trị

Theo PGS.,TS.,TTND. Nguyễn Xuân Thành, từng có hơn 40 năm thăm khám và điều trị bệnh gan mật cho biết: “Có hơn 80% bênh nhân bị sỏi mật không có triệu chứng, số còn lại có triệu chứng nhẹ và thường mơ hồ, dễ nhầm với bệnh đau dạ dày. Có khi triệu chứng chỉ xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo. Chính vì vậy, nếu không thăm khám sức khỏe định kỳ rất khó có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu”.

Tìm hiểu thêm: Nguy tiềm ẩn từ polyp túi mật bất kỳ tổn thương nào

Sỏi mật không thực sự “hiền lành” như bạn vẫn nghĩ

>>>>>Xem thêm: Xơ gan cấp độ 2 là gì? Có chữa được không? 

Thăm khám gan mật định kỳ để được chẩn đoán phát hiện bệnh và điều trị kịp thời hiệu quả

PGS.,TS Nguyễn Xuân Thành cảnh báo: “Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi mật. Người có nhiều giun, sán cũng có nguy cơ bị sỏi mật vì trứng hoặc giun, sán có thể chui vào đường mật và chết ở đó, tạo thành cái nhân để tạo sỏi. Nhiễm trùng đường mật nhiều lần cũng là nguyên nhân gây sỏi. Sỏi túi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam, người trên 40 tuổi, người béo phì.”
Chưa kể sỏi túi mật nếu không điều trị sẽ kéo theo các biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật cấp, gây hoại tử và thủng túi mật, có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng khác gồm: viêm túi mật mạn, sỏi rơi xuống ống mật chủ gây viêm đường mật, viêm tụy cấp, rò mật – ruột, tắc ruột do sỏi mật.
Hơn thế, bệnh sỏi mật có nguy cơ tái phát cao ngay cả khi người bệnh đã cắt túi mật nếu không có chế độ ăn uống khoa học. Vì vậy, để phòng ngừa sỏi mật, bạn cần chăm sóc gan mật khỏe mạnh, với những lưu ý sau:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng các dưỡng chất cần thiết, hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C,….
  • Cần kiểm soát cân nặng, chống thừa cân béo phì
  • Định kỳ sáu tháng tẩy giun một lần và thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun, sán.
  • Vận động thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe và luôn được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện đều đặn 30-45 phút mỗi ngày.
  • Thăm khám gan mật định kỳ thường xuyên 1-2 lần 1 năm để tầm soát phát hiện sớm nguy cơ bệnh gan mật điều trị kịp thời hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *