Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi tình hình sức khỏe. Vì vậy kiểm tra chức năng gan ở đâu là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp hiệu quả.
Bạn đang đọc: Kiểm tra chức năng gan ở đâu?chẩn đoán và theo dõi tình hình
Khi nào cần kiểm tra chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan được yêu cầu khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý tình trạng rối loạn chức năng gan hoặc túi mật (vàng da,…) hoặc trong các trường hợp cụ thể như:
– Chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh của những người có bệnh lý về gan,
– Theo dõi chức năng gan ở một số đối tượng có các hoạt động gây nguy hiểm cho gan như: nghiện rượu bia, quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy hoặc truyền máu không an toàn.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi tình hình sức khỏe
– Đánh giá tổng thể một bệnh nhân suy nhược, sút cân đột ngột.
– Theo dõi các bệnh lí khác như: Béo phì, tăng lipid máu, đái tháo đường… hoặc các bệnh nhân đang trong quá trình theo dõi điều trị của nhiều thuốc.
– Được chỉ định khi xuất hiện một số dấu hiệu lâm sàng như vàng da, thường xuyên buồn nôn và nôn liên tục,…
– Xét nghiệm chức năng gan cũng được chỉ định nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Kiểm tra chức năng gan bao gồm những xét nghiệm nào?
ALT – Khoảng trung bình: 0-45 IU/l.
ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein. Khi gan bị tổn thương hoặc viêm (như viêm gan), nồng độ ALT máu thường tăng.
AST – Khoảng trung bình của AST: 0-40 IU/l.
AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh. Hầu hết các bệnh gan thì mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ: Xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn mức tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1.
Tìm hiểu thêm: Ở Hà Nội nên chữa bệnh viêm gan ở đâu?
Xét nghiệm men gan AST, ALT cần thiết trong kiểm tra chức năng gan
ALP – Nồng độ ALP bình thường vào khoảng 35-115 IU/l.
ALP là một enzym trong gan, ống dẫn mật và xương. Nồng độ ALP cao hơn so với bình thường có thể chỉ ra tổn thương gan.
Albumin
Giá trị bình thường:
- 0-4 tháng tuổi: 2,0 – 4,5 g/dL.
- 4 tháng-16 tuổi: 3,2 – 5,2 g/dL.
- Người lớn (> 16 tuổi): 3,5 – 4,8 g/dL hay (35 – 48 g/L).
Giảm nồng độ albumin máu có thể là dấu hiệu của bệnh gan bệnh gan cấp và mạn.
Bilirubin – Ngưỡng bình thường:
Bilirubin được sản xuất từ huyết sắc tố (hemoglobin). Huyết sắc tố là một hóa chất trong tế bào hồng cầu được phóng thích khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết trong phân. Nồng độ bilirubin cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh lý gan.
GGT: Nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3 – 60 IU/L
GGT là một enzym trong máu. Nồng độ cao hơn bình thường của GGT có thể cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại nếu trị số nằm ngoài ngưỡng bình thường.
Kiểm tra chức năng gan ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan A ở đâu? điều trị hiệu quả
Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ kiểm tra chức năng gan uy tín hiệu quả
Các bệnh viện lớn tại Hà Nội là những địa chỉ thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan hiệu quả, chính xác. Tuy nhiên, để tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh hưởng những dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả, bệnh viện Thu Cúc bên cạnh việc hội tụ đội ngũ bác sĩ xét nghiệm giỏi, bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, bệnh viện còn đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, dịch vụ y tế tiện ích nhanh chóng. Bệnh viện Thu Cúc đã và đang là một trong những địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm chức năng gan và điều trị các bệnh lý gan mật hiệu quả. Theo đó, người bệnh khi lựa chọn thăm khám kiểm tra chức năng gan ở bệnh viện Thu Cúc sẽ được:
- Xét nghiệm bởi hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, kỹ thuật phân tích chính xác, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
- Đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp lấy máu nhanh chóng, nhẹ nhàng, chuẩn xác.
- Bác sĩ giỏi trực tiếp khám, đọc kết quả và đưa ra kết luận chính xác.
- Hoàn tất thủ tục nhanh chóng
- Quy trình lấy máu đảm bảo an toàn, vệ sinh.
- Toàn bộ xét nghiệm được thực hiện và phân tích tại bệnh viện, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.