Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Vậy viêm gan B là gì, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ ảnh hưởng, cách điều trị,… của bệnh là gì? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Bạn đang đọc: Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B

Thực trạng viêm gan B tại Việt Nam

Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (Hepatitis B Virus viết tắt là HBV) gây ra.

Viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B. Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trung bình 8-25%, viêm gan C 2,5-4,1%. Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% người mắc viêm gan siêu vi C.

Tỷ lệ người mắc bệnh này có sự khác nhau giữa các địa phương. Cao nhất 25,5% (Bắc Ninh, Bắc Giang), sau đó là Vĩnh Phúc 23,2%, Lâm Đồng 16,74%, Khánh Hòa 15,48%, TP HCM 11,3%… Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ có thai khá cao. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng tỷ lệ viêm gan B ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 90% trẻ mắc viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Đây được xem là vấn đề y tế nghiêm trọng.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (Hepatitis B Virus viết tắt là HBV) gây ra. Đa số người nhiễm bệnh viêm gan B giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì đặc biệt nên không biết mình nhiễm bệnh.

Viêm gan B có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.

Viêm gan B được chia làm 2 dạng:

  • Viêm gan B cấp tính: Bệnh viêm gan B cấp tính là khi vi rút viêm gan B chỉ tồn tại trong cơ thể người một thời gian ngắn dưới 6 tháng và đặc biệt là có thể chữa trị được dứt điểm. Khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Khoảng 10% người mắc viêm gan B cấp tính sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho gan, thậm chí tử vong.
  • Viêm gan B mạn tính: Viêm gan B mạn tính là khi vi rút viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Giai đoạn viêm gan B mạn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu,thậm chí có thể từ 15-30 năm mà người bệnh ít có triệu chứng đặc biệt. Có khoảng 40% người gặp các triệu chứng mệt mỏi, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa…và các triệu chứng này thường có xu hướng giảm dần nên người bệnh thường không để ý. Thậm chí khoảng 50% bệnh nhân mắc viêm gan virus B mạn tính không có biểu hiện gì, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, lúc này virus viêm gan vẫn tồn tại trong cơ thể và âm thầm sinh sản, phá hủy lá gan.​Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn hoạt động. Khi đó cơ thể thường không thể chống lại được virus do số lượng virus quá nhiều. Và bệnh sẽ chuyển dần sang các giai đoạn xơ gan và ung thư gan.

Triệu chứng viêm gan B

Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng khá mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe hoặc đi hiến máu.

Ở thể lành mang virus hoặc thể ngủ yên thường không có triệu chứng. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng để tránh bỏ qua giai đoạn vàng điều trị và không để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Dưới đây là một số triệu chứng viêm gan B thường gặp:

Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B

Vàng da là một trong những triệu chứng điển hình của viêm gan B

  • Cơ thể mệt mỏi: Đây là triệu chứng thường gặp của người mắc viêm gan B. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có nhiều người tự nhiên mệt như hết cả hơi sức …
  • Sốt: Có nhiều người khi mới bị nhiễm virus viêm gan B thường có hiện tượng sốt nhẹ. Người nhiễm virus viêm gan B bị sốt là do virus tấn công làm tổn thương gan, làm gan không thải hết được chất độc và chất độc bên trong dồn vào máu dẫn đến việc cơ thể bị sốt.
  • Rối loạn tiêu hóa: Những người bệnh viêm gan B thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, một số người cảm thấy trướng bụng..
  • Vàng da: Vàng da là một trong những triệu chứng điển hình nhất của viêm gan B. Tuy nhiên khi bị vàng da tức là người bệnh đã ở giai đoạn nặng, cần đi khám ngay.
  • Xuất huyết dưới da: Khi thấy có triệu chứng da xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu hoặc mũi xuất huyết cần đi khám sức khỏe ngay bởi đây là một trong những triệu chứng biểu hiện mắc viêm gan B khá nặng.

Nguyên nhân gây viêm gan B

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B là do gan bị virus viêm gan B tấn công. Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường:

  • Lây truyền qua đường máu: Qua các dụng cụ dính máu của người bệnh lây sang máu người lành như dụng cụ y tế không khử trùng tốt, châm cứu, dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay… Virus HBV sống rất dai dẳng, thậm chí có thể tồn tại trong máu khô nhiều ngày vì thế nếu không tự bảo vệ bản thân thì khả năng nhiễm viêm gan B rất cao.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu người mẹ nhiễm virus HBV thì nguy cơ truyền bệnh sang con là rất cao. Cụ thể, trong 3 tháng đầu của thai kì, tỷ lây nhiểm chỉ khoảng 1%. Người mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì tỷ lệ này sẽ tăng lên 10% và lên đến 60 – 70% khả năng lây nhiễm nếu như mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối cùng. Nguy cơ lây từ mẹ sang con sẽ ở mức cao nhất là 90% nếu sau khi sinh người mẹ không có bất cứ biện pháp nào bảo vệ nào.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ như không sử dụng bao cao su cũng sẽ bị lây nhiễm từ người mang bệnh.

Cần lưu ý viêm gan B không lây truyền qua hô hấp (hơi thở, hắt hơi…), tiêu hóa (ăn uống) và tiếp xúc bình thường.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không, kiểm soát thế nào?

Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B

Viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con

Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B

Nếu không điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy gan cấp: Đây là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Nếu không được điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong lên đên 90%.
  • Xơ gan: Virus HBV tấn công các tế bào gan khiến tế bào gan bị viêm, mô gan bị tổn thương và dần thay thế bằng các tổ chức xơ và làm xơ hóa lá gan.
  • Bệnh não do gan: Khi mắc bệnh này, người bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng về không gian và thời gian,… Thậm chí người bệnh còn bị rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi hôn mê sâu.
  • Ung thư gan: Theo các chuyên gia, người mắc viêm gan B mạn tính có khả năng bị ung thư gan gấp 20 lần so với người không mắc bệnh. Ung thư gan rất khó điều trị, nguy cơ tử vong cao.

Khi nào bệnh viêm gan B cần điều trị?

Điều trị viêm gan B được chỉ định ở bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA (lượng virus viêm gan B) huyết thanh cao, men gan cao.
  • Bệnh nhân có tình trạng viêm hoại tử trên sinh thiết gan.
  • Bệnh nhân có dự đoán đáp ứng tốt với việc điều trị.

Trên thực tế sinh thiết gan không được làm thường xuyên nhưng nó có ích ở bệnh nhân chưa có chỉ định điều trị đầy đủ như:

  • Đang có chẩn đoán phân biệt giữa người mang siêu vi không hoạt động hoặc viêm gan B mạn tính với HBeAg âm tính.
  • Để xác định bệnh gan có nhiều không ở người già có men gan bình thường.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán viêm gan B

Để chẩn đoán viêm gan B người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg
  • Xét nghiệm định lượng viêm gan B – HBsAg
  • Xét nghiệm Anti-HBs:
  • Xét nghiệm HBeAg
  • Xét nghiệm Anti-HBe
  • Xét nghiệm Anti-HBc
  • Xét nghiệm Anti-HBc IgM

Viêm gan B điều trị như thế nào?

Mục đích chính trong việc điều trị viêm gan B là giảm thiểu sự tăng trưởng của virut, ngăn ngừa sự xâm nhập của virut viêm gan B (HBV) vào tế bào gan.

Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất vẫn là loại bỏ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể, bình thường hóa chức năng của gan, phục hồi chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống, loại bỏ biến chứng suy gan, xơ gan và ung thư gan.

Đối với viêm gan cấp tính:

Liệu pháp kháng vi rút không được khuyến cáo trong giai đoạn viêm gan B cấp bởi tình trạng nhiễm trùng tự thoái lui ở hầu hết bệnh nhân có triệu chứng.

Tuy nhiên, suy gan cấp tính chiếm dưới 0,5% trường hợp viêm gan B cấp ở người lớn đòi hỏi lưu ý đánh giá về việc ghép gan.

Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B

>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

Khi phát hiện viêm gan B người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời

Nguyên tắc điều trị bằng thuốc thời kỳ cấp tính chủ yếu là:

  • Tiêu viêm giải độc
  • Bảo vệ gan
  • Hạ enzyme
  • Giải vàng da
  • Điều tiết miễn dịch.

Đối với viêm gan mạn tính

Mục đích đầu tiên của điều trị viêm gan mạn B về lâu dài là làm giảm HBV-DNA (lượng virus viêm gan B) trong huyết thanh, điều này sẽ làm giảm diển tiến dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Ở người bệnh bị xơ gan hoặc xơ gan nặng thì việc sử dụng thuốc Lamivudine > 3 năm sẽ làm giảm tình trạng mất bù và giảm tần suất ung thư gan.

Phòng ngừa bệnh viêm gan B

Tiêm chủng viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này viêm gan B.

Ngoài tiêm phòng, người viêm gan B cần chú ý:

  • Sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
  • Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
  • Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG).

Những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người viêm gian B

Chú ý trong chế độ ăn uống

Những thực phẩm người viêm gan nên dùng

Protein (chất đạm): Người bệnh gan cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó, 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật.

Chất béo: Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo.

Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200g + củ quả non 1.000g + quả chín tươi 200g).

Những thực phẩm người bệnh gan nên tránh

Các thức uống có chất cồn (rượu, bia…), thuốc lá, nên tránh các thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, tránh lao động quá sức. Người bệnh gan cũng cần ăn uống hợp lý, không được ăn dư thừa hoặc đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên tắc ăn uống hằng ngày là chọn thức ăn dễ tiêu và không kiêng quá mức sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể

Chú ý trong chế độ sinh hoạt

Để kiểm soát tốt bệnh viêm gan B người bệnh cần chú ý trong chế đọ sinh hoạt:

  • Tập thể dục thể thao, đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ngày.
  • Cân đối giờ nghỉ ngơi, làm việc trong ngày sao cho thời gian ngủ từ 7 đến 8 tiếng/ ngày là hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc gây độc cho gan, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ
  • Giữ tinh thần lạc quan, giảm stress bằng cách thư giãn, nghe nhạc, đi du lịch,…
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *