Nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương là chỉ số quan trọng để biết số lượng virus viêm gan B trong máu người bệnh, thể hiện mức độ bệnh. Việc xác định chỉ số này được thực hiện bằng xét nghiệm định lượng HBV-DNA.
Bạn đang đọc: Nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương
1. Virus viêm gan B gây bệnh thế nào?
Virus viêm gan B từ lâu đã trở thành một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng của thế giới. Hiện nay, có khoảng 2 tỷ người trên thế giới nhiễm loại virus này và hơn 400 triệu người mắc bệnh tiến triển thành mãn tính. Viêm gan B tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan cũng như tính mạng người bệnh.
Viêm gan B thường có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người có thể nhiễm bệnh hàng chục năm mà không cảm thấy bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. Nếu có triệu chứng, hầu hết sẽ bao gồm sốt, mệt mỏi, vàng da hoặc mắt, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau khớp, nước tiểu có màu tối, phân màu nhạt.
Viêm gan B tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan
2. Virus viêm gan B hoạt động theo cơ chế nào?
Viêm gan B tồn tại bên trong cơ thể người bệnh ở 2 dạng:
2.1. Viêm gan B cấp tính
Đây là thời điểm người bệnh vừa mới nhiễm virus HBV và trải qua thời gian ủ bệnh trong 6 tháng. Giai đoạn này bệnh nhân thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt. Người bệnh có thể tự khỏi nếu sức đề kháng tốt.
Thống kê cho thấy, khoảng 90% người trưởng thành nhiễm virus này có thể tự khỏi. Những trường hợp còn lại cần thời gian điều trị kéo dài hoặc bệnh có thể tiến triển thành viêm gan B mạnn tính, thậm chí suy gan, ung thư gan.
2.2. Viêm gan B mãn tính
Người bệnh không có dấu hiệu bất thường hoặc có triệu chứng theo từng đợt với biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, vàng da… Xét nghiệm máu có thể thấy tình trạng tăng men gan bất thường hoặc theo thời điểm nhất định.
Thống kê cho thấy, có khoảng 20 đến 30% người trưởng thành bị viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan.
3. Đường lây truyền của virus viêm gan B
Bệnh viêm gan B lây truyền qua 3 đường chính: đường máu, đường tình dục không an toàn và lây từ mẹ sang con. Đây là bệnh truyền nhiễm và đã có vắc xin phòng bệnh. Do vậy, trẻ sơ sinh đều phải chích ngừa vắc xin cũng như huyết thanh viêm gan B ngay trong 24h đầu sau sinh. Vắc xin giúp trẻ nhỏ có kháng thể viêm gan B trong người, giúp phòng bệnh lâu dài.
4. Tại sao cần định lượng nồng độ virus viêm gan B?
4.1. Lý do định lượng nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương
Viêm gan B được phát hiện qua thực hiện xét nghiệm máu. Với những bệnh nhân có virus trong người nhưng ở thể ngủ, thông thường rất chủ quan với bệnh. Chỉ khi có dấu hiệu bất thường mới đến bệnh viện kiểm tra và điều trị. Điều này gây nhiều khó khăn cho bác sĩ chữa trị nếu phát hiện bệnh quá muộn. Do vậy, định lượng nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương là phương án tốt nhất để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.
Tìm hiểu thêm: Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và cần tránh ăn gì?
Định lượng virus viêm gan B giúp xác định trong máu người bệnh có thực sự mang virus hay không.
4.2. Chỉ số nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương
Chỉ số định lượng nồng độ virus trong huyết thanh/huyết tương chính là chỉ số HBV-DNA PCR định lượng. Chỉ số này được tính bằng đơn vị copies/ml. Định lượng này còn có thể quy đổi ra đơn vị quốc tế là IU/mL. Cách quy đổi được thực hiện theo công thức: 1 IU/mL = 5.82 x 1 Copy/mL. Công thức này được áp dụng trên toàn thế giới.
6. Xét nghiệm nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương
Mục đích của việc thực hiện kiểm tra định lượng virus viêm gan B (HBV- DNA) là xác định xem trong máu của người bệnh có thực sự mang virus hay không, nếu có thì số lượng là bao nhiêu. Virus viêm gan B có phần lõi của nó là DNA. Một khi nhân bản hoàn chỉnh, virus viêm gan B sẽ tạo được một virus hoàn chỉnh mới (tức là bên trong phần vỏ của nó có chứa được phần lõi HBV-DNA).
Khi xét nghiệm định lượng HBV-DNA cho kết quả dương tính với tải lượng virus viêm gan B lớn hơn 105 copies/ml thì cần phải tiếp tục thử nghiệm men gan, tức là xem ALT của người bệnh đang ở mức nào, có cao hay không? Nếu chỉ số ALT cao vượt ngưỡng bình thường 2 lần (ALT bình thường ở nữ 19 IU/L và ở nam là 33 IU/L) thì người bệnh được coi là bị viêm gan B mãn tính thể hoạt động và cần phải hỗ trợ cải thiện ngay.
Sau khi làm xét nghiệm viêm gan B (HbsAg) dương tính, người bệnh sẽ được kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương bằng xét nghiệm HBV- DNA. Nếu có virus hoàn chỉnh hiện diện trong máu với số lượng cao phát hiện thông qua xét nghiệm HBV-DNA cho kết quả dương tính và số lượng vượt trên 105 copies/ml thì người bệnh sẽ được điều trị. Điều trị có hiệu quả là điều trị cho đến khi số lượng virus ở dưới ngưỡng bình thường. Việc điều trị có thể diễn ra trong một thời gian dài nhằm đưa virus về trạng thái ngủ.
7. Nên làm gì nếu có nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương?
Người được chẩn đoán có nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương cần duy trì lối sống tốt và kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng/ lần để kiểm tra men gan và sự hoạt động của virus.
Khi điều trị viêm gan B thì bạn cũng nên theo dõi kiểm tra sau khoảng 6 tháng và làm thêm một số xét nghiệm về men gan như AST và ALT (ngoài nhóm theo dõi viêm gan B như HBV – DNA, HBsAg định lượng, HBeAg và HBeAb) để có tiên lượng tốt nhất và đánh giá chính xác hơn về hiệu quả điều trị.
8. Phòng và điều trị virus viêm gan B
Những người có kháng thể viêm gan B không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ khả năng mắc bệnh. Do vậy mỗi người cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân. Với những người có virus trong người, phải thăm khám và làm xét nghiệm định lượng virus viêm gan B ngay thời điểm nhận thấy các dấu hiệu bất thường để kiểm tra tình trạng bệnh và xem xét điều trị bằng thuốc.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo dấu hiệu xơ gan qua các giai đoạn ít người biết
Thăm khám viêm gan B tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác
Với những người xét nghiệm có chỉ số men gan cao gấp 2 lần trở lên, dương tính với HBsAg và HBeAg, định lượng HBV-DNA ở mức trên 10^5 cop/ml. Đồng thời, nếu gan có dấu hiệu bất thường chẳng hạn như hoại tử, người bệnh sẽ cần điều trị ngay lập tức.
Với những trường hợp người bệnh có dấu hiệu bất thường như chán ăn, vàng mắt, mệt mỏi, đau bụng phía bên phải… người bệnh sẽ được chuyển qua điều trị bằng thuốc ức chế hoạt động virus. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị giảm các triệu chứng bệnh gan, giảm thoái hóa tế bào gan và bảo vệ lá gan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.