Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu?

GGT là viết tắt của Gamma Glutamyl Transferase – một loại enzyme quan trọng có trong nhiều cơ quan như gan, thận, tuyến tuỵ,… đặc biệt nhiều nhất trong gan. Biết được chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu sẽ giúp bác sĩ và chính bản thân mỗi người hiểu tình hình lá gan và sức khỏe nói chung. Vì vậy, xét nghiệm chỉ số GGT có trong máu là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất về gan.Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu?

Bạn đang đọc: Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số GGT trong máu sẽ cho biết gan có đang gặp bất ổn hay không và mức độ nghiêm trọng đến đâu.

Chỉ số GGT là gì?

Đây là chỉ số quan trọng về gan được xác định dựa trên xét nghiệm máu. Chỉ số GGT trong máu sẽ cho biết gan có đang gặp bất ổn hay không và mức độ nghiêm trọng đến đâu.

Nguồn gốc của loại enzyme GGT trong máu xuất phát chủ yếu từ gan. Vì vậy, việc đánh giá lượng GGT trong máu sẽ giúp ta đánh giá được mức độ men gan cũng như hoạt động của gan trong cơ thể.

Chỉ số GGT đối với một cơ thể khoẻ mạnh bình thường dao động ở khoảng dưới 60 UI/L. Đối với nam bình thường, chỉ số này sẽ nằm trong khoảng từ 11 đến 50 UI/L. Đối với nữ giới khoẻ mạnh bình thường, chỉ số sẽ dao động từ 7 đến 32 UI/L.
Khi chỉ số này tăng cao gấp 1 đến 2 lần bình thường, gan đang bị tổn thương nhẹ, có dấu hiệu bất ổn. Mức tăng từ 2 đến 5 lần là mức tăng GGT trung bình, nên chú ý theo dõi tình trạng của gan.

Còn nếu chỉ số GGT cao đến trên 5 lần, gan đang bị tổn thương nặng, chức năng gan đang trong đà suy yếu trầm trọng. Đối với những bệnh nhân bị các chứng bệnh ở gan như viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính hay ung thư gan, men gan có thể tăng đột biến, thậm chí có khi chỉ số GGT lên đến 5000 UI/L.

Chỉ số GGT tăng cao là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về gan như viêm gan, u bướu ở gan, xơ gan…Thông thường, chỉ số GGT thường được xét nghiệm cùng với các xét nghiệm khác như SGPT, SGOT.

Tuy nhiên, biết được kết quả xét nghiệm GGT chỉ có ý nghĩa cho biết liệu một người có đang gặp vấn đề về gan hay không, chứ không giúp tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Việc thăm khám của bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp xác định nguyên nhân gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm tụy mạn và những điều quan trọng cần nhớ

Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu?

Xét nghiệm GGT mới cho biết liệu một người có đang gặp vấn đề về gan hay không, chứ không giúp tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Chỉ số GGT tăng do đâu?

Chỉ số GGT cao báo hiệu gan đang gặp nguy hiểm hay đang phải chịu những tổn thương từ các tác nhân độc hại. Việc tăng chỉ số GGT là do những yếu tố sau:

Dùng bia, rượu nồng độ cao trong thời gian dài.

Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ảnh hưởng đến chức năng gan.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, khiến

Chứng năng gan suy yếu, hoạt động kém.

Có thể người bệnh đã mắc một số bệnh như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D…

Do ăn, uống nhiều chất hoá học độc hại làm độc tố tích tụ trong gan.

Tác dụng không mong đợi từ một số loại thuốc không rõ xuất xứ làm tổn hại gan.

Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh xơ gan cổ trướng

Xét nghiệm máu tại bệnh viện Thu Cúc đạt tiêu chuẩn xét nghiệm quốc tế.

Làm gì khi chỉ số GGT tăng?

Khi chỉ số GGT tăng cao đến mức nguy hiểm, những việc bệnh nhân cần phải làm bao gồm:

Gặp bác sỹ, trình bày cho họ kết quả xét nghiệm của mình để được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm AST, ALT… để biết kỹ hơn về tình trạng bệnh

Theo dõi men gan và thực hiện siêu âm định lượng

Hạn chế hoặc ngừng sử dụng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích – những tác nhân gây hại nghiêm trọng đến gan

Giảm cân nếu cơ thể có dấu hiệu béo phì, thừa cân

Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ chiên, rán…

Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm vào khẩu phần ăn hàng ngày

Không tùy tiện sử dụng thuốc men. Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị

Nghỉ ngơi, tránh làm các công việc gây căng thẳng

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *