Tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả không? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đang được áp dụng rất thành công, nhận được sự tín nhiệm của đông đảo người bệnh.
Bạn đang đọc: Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả không?
Tán sỏi ngoài cơ thể là một trong những phương pháp điều trị sỏi công nghệ cao bằng cách, sử dụng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi với mức công suất lớn, hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi đang cư trú, và tán vỡ chúng thành những mảnh vụn sỏi nhỏ. Sau đó, các vụn sỏi này sẽ rơi khỏi thận, niệu quản và xuống bàng quang rồi bài tiết theo đường nước tiểu đi ra ngoài.
Hiện nay, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp phổ cập trong điều trị sỏi – tiết niệu được hầu hết các cơ sở y tế áp dụng. Khi mà sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến và hay tái phát, đặc biệt ở nước ta, tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu chiếm đến 30 -40% bệnh nhân có bệnh lý về tiết niệu, thì sự ra đời của phương pháp này đã góp phần giúp cho việc điều trị sỏi tiết niệu thuận tiện hơn.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả không?
Hiệu quả của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Độ rắn của viên sỏi
Công suất của máy: công suất tán sỏi thấp hay cao, do bác sĩ điều chỉnh dựa trên độ rắn của viên sỏi, căn cứ theo độ cứng trên X-quang, hoặc dựa trên sự tan vỡ của sỏi trong quá trình tán.
Vị trí của viên sỏi: sỏi ở đài thận, bể thận thường dễ vỡ hơn so với sỏi ở vị trí niệu quản.
Khoảng cách từ da đến viên sỏi: bệnh nhân béo hoặc gầy sẽ ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả tán vỡ sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp tiên tiến, hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Sự thông suốt của đường tiết niệu: sau khi được tán, các mảnh vụn của sỏi sẽ tự đào thải qua đường nước tiểu, kích thước các mảnh vụn phải lọt được qua lòng niệu quản.
Với những viên sỏi nằm ở đài dưới thận, khả năng đào thải sỏi còn phụ thuộc vào góc giữa trục đài thận với trục bể thận.
Ngoài ra, thận phải còn khả năng bài tiết ra nước tiểu.
Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
– Tán sỏi thận ngoài cơ thể ít gây ảnh hưởng đến thận, chức năng hoạt động của thận còn cao hơn, so với các phương pháp khác.
– Giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện từ 1 – 2 ngày là có thể xuất viện về nhà.
– Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không gây đau đớn như mổ mở lấy sỏi thận.
– Phương pháp không xâm lấn này có độ an toàn cao, không lo bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng vết mổ, hay để lại sẹo mổ xấu mất thẩm mỹ.
Trường hợp nào được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể?
Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể phải được dựa trên sự phân tích tổng hợp của nhiều yếu tố như:
– Thông qua các xét nghiệm bắt buộc.
– Chẩn đoán hình ảnh về vị trí của sỏi, kích thước, sự thông suốt của đường tiết niệu có bất thường về giải phẫu hay không.
– Chỉ số cơ thể bệnh nhân.
– Chức năng của thận.
– Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: Bảo vệ lá gan cho người dùng bia rượu
Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể phải được dựa trên sự phân tích tổng hợp của nhiều yếu tố.
Vì vậy, không được lạm dụng mở rộng chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Các chỉ định cụ thể của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, đó là:
– Áp dụng với những viên sỏi thận, có kích thước
– Áp dụng với sỏi niệu quản, có kích thước từ 6 – 25mm.
– Áp dụng với sỏi niệu quản, có kích thước
– Sỏi niệu quản, trên vị trí sa lồi niệu quản.
Chống chỉ định với các trường hợp sau:
– Bệnh nhân nam giới bị hẹp niệu đạo.
– Bệnh nhân bị hẹp niệu quản ở đoạn dài phía dưới sỏi.
– Bệnh nhân mắc rối loạn tình trạng đông máu.
– Bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu nặng. Trường hợp này cần điều trị hết nhiễm trùng, rồi mới thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
Những biến chứng có thể gặp
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi thận nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung, có độ an toàn cao, rút ngắn thời gian nằm viện, và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn một vài biến chứng sau đây:
– Các mảnh vụn của sỏi làm tắc nghẽn niệu quản, gây ra cơn đau quặn thận.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn huyết.
– Tình trạng tụ máu quanh thận.
– Sỏi không vỡ hoặc đã vỡ, nhưng vẫn còn đọng lại. Trong trường hợp này, sẽ phải sử dụng các phương pháp khác như: nội soi niệu quản, nội soi thận qua da hay đặt sonde JJ.
Tại BV ĐKQT Thu Cúc, với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và chế độ chăm sóc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng nêu trên.
Tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có tốt không?
>>>>>Xem thêm: Túi mật có polyp có nguy hiểm không và những điều cần biết
Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp đang được áp dụng rất thành công, nhận được sự tín nhiệm của đông đảo người bệnh.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện TOP đầu trong điều trị sỏi thận và tiết niệu hiện nay. Tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những dịch vụ đã được hàng ngàn bệnh nhân và người bệnh tin tưởng, trải nghiệm.
Với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hiệu quả không cần phẫu thuật, Bệnh viện Thu Cúc đã giúp hàng nghìn bệnh nhân “thoát sỏi” phương pháp mổ hở nguy hiểm, gây đau đớn, phải nằm viện dài ngày, và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do biến chứng mổ hở có thể gây ra.
“Với những bệnh nhân có sỏi thận nhỏ hơn 2cm hoặc sỏi niệu quản nhỏ hơn 1,5cm và ở vị trí ⅓ trên thì tán sỏi ngoài cơ thể là giải pháp cực kì phù hợp. Quá trình tán sỏi rất nhẹ nhàng bệnh nhân chỉ cần nằm thư giãn và viên sỏi sẽ được loại bỏ nhanh chóng mà không cần phẫu thuật, không lo biến chứng”, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên – Phó Chủ tịch hội Thận tiết niệu miền Bắc, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Thu Cúc cho biết.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những đơn vị tán sỏi ngoài cơ thể tốt nhất hiện nay được hàng ngàn bệnh nhân và người bệnh tin tưởng. Để tìm hiểu về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hay cần tư vấn đặt lịch khám mời bạn liên hệ theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.