Tìm hiểu những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi được xếp vào nhóm bệnh ung thư khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân đến viện thăm khám được chẩn đoán ung thư đã tiến triển và di căn đến những cơ quan xa trong cơ thể. Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu để thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tiên lượng sống.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

1. Giai đoạn đầu của ung thư phổi

Giai đoạn đầu của ung thư phổi hay giai đoạn sớm của ung thư phổi là khi tế bào ung thư mới chỉ phát triển ở phổi, chưa lây lan sang bất kỳ khu vực nào khác. Ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện và điều trị đúng hướng bệnh nhân có thể thoát bệnh, khả năng sống trên 5 năm là cao. Vậy nên có thể nói việc nhận biết dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu và phát hiện sớm ung thư phổi giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng đối với bác sĩ và phác đồ điều trị.

Tìm hiểu những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Điều trị đúng hướng theo phác đồ trúng đích, bệnh nhân sẽ có hiệu quả điều trị tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi ở giai đoạn đầu

Mặc dù hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng ở một số người vẫn có thể thấy những dấu hiệu sớm của bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng được liệt kê dưới đây có thể liên quan đến nhiều bệnh khác chứ không chỉ là dấu hiệu của ung thư phổi. Vậy nên lời khuyên cho người bệnh là cần chú ý, quan tâm đến sức khỏe hàng ngày, nhận thấy các dấu hiệu bất thường nên chủ động đi thăm khám để loại trừ khả năng mắc bệnh, chứ không nên để những triệu chứng gây ảnh hưởng kéo dài.

2.1 Xuất hiện triệu chứng ho kéo dài – Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi giai đoạn đầu

Ho là một triệu chứng thường gặp nên dễ bị bỏ qua, hoặc có thể nhầm lẫn là triệu chứng của những bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp… Tuy nhiên nếu triệu chứng ho vẫn kéo dài hơn 2-3 tuần mà đã dùng thuốc nhưng không hết, hoặc khi ho không liên quan đến virus, vi khuẩn thì khả năng cao có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Lúc này bạn nên đi kiểm tra để xác định chính xác mình đang mắc bệnh gì để từ đó có các phương án điều trị đúng nguyên nhân.

Bên cạnh cơn ho kéo dài, bạn có thể sẽ gặp tình trạng ho lẫn máu, ho có lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ, khi có dấu hiệu này bạn cũng nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt.

2.2 Đau vùng ngực

Là triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm hoặc cũng có thể khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực. Đau ngực do ung thư phổi có thể tăng lên mạnh mẽ hơn khi bạn ho, cười hoặc hít thở sâu.  Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị đau kết hợp ở các vị trí như lưng hoặc vai. Cơn đau được mô tả là có thể liên tục, âm ỉ hoặc thỉnh thoảng mới xảy ra, vậy nên khi xuất hiện triệu chứng này bạn nên lưu ý và đi thăm khám để phát hiện càng sớm càng tốt bệnh lý ung thư phổi.

2.3 Khó thở, khàn tiếng – Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi giai đoạn đầu

Khó thở cũng là một dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu đang cảnh báo để cho bạn biết bạn, tuy nhiên không chỉ có khó thở mà các vấn đề hô hấp liên quan đến bệnh ung thư phổi còn xuất hiện dưới dạng khàn giọng, thở khò khè. Lý giải ung thư phổi có gây ra triệu chứng này là bởi khối u đè lên dây thần kinh thanh quản, dây thần kinh bị nén dẫn đến tê liệt dây thanh âm, khiến giọng nói thay đổi.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn uống ngày tết thế nào cho đúng?

Tìm hiểu những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Giọng nói thay đổi, thờ khò khè, khó thở, khàn tiếng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi, bạn cần lưu ý và quan tâm.

2.4 Đau nhức đầu

Khi khối u phổi chèn ép lên tĩnh mạch chủ sẽ gây ra tình trạng đau nhức đầu bởi tĩnh mạch chủ có vai trò vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim. Nên khi có sức ép của khối u sẽ khiến bệnh nhân bị đau đầu hoặc nghiêm trọng hơn là đau nửa đầu thường xuyên.

2.5 Cơ  thể mệt mỏi, cân nặng giảm sút nhanh không có nguyên nhân

Cơ thể mệt mỏi có thể là do khối u phát triển gây ra những vấn đề như thiếu máu, đau đớn, mất ngủ, các tình trạng chán ăn, không muốn ăn, từ đó dẫn đến sức khỏe suy giảm, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi không có sức lực.

Đi kèm các triệu chứng kể trên cùng với dấu hiệu cơ thể sụt nhiều cân không rõ nguyên nhân thì bạn cũng nên nhanh chóng đi thăm khám và kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa.

3. Những yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi và lời khuyên phòng tránh

Có nhiều nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư phổi bao gồm:

– Hút thuốc lá – Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ác tính ung thư phổi. Ngay cả khi bạn không trực tiếp sử dụng thuốc mà là đối tượng hút thuốc lá thụ động nghĩa là hít lượng khói thuốc lá từ người khác cũng sẽ có nguy cơ.

– Ô nhiễm môi trường: Khi phải tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, chất phóng xạ, khí thải từ động cơ, nhà máy… cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư phổi.

– Mắc một số bệnh phổi mạn tính như viêm phổi, lao phổi, phổi tắc nghẽn…

Do đó, những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nên chủ động kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư phổi định kỳ 1-2 lần/năm. Qua đó giúp sàng lọc, phát hiện sớm dấu ấn ung thư hoặc bệnh ở giai đoạn khởi phát. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận các phương pháp điều trị, tăng cơ hội sống.

Tìm hiểu những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

>>>>>Xem thêm: Khái quát về những triệu chứng của ung thư gan

Ngừng sử dụng thuốc lá là một trong những cách phòng tránh ung thư phổi hàng đầu

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư phổi, bạn nên đến các bệnh viện uy tín, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao để được chẩn đoán, xác định chính xác giai đoạn bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư dù ở giai đoạn nào cũng cần kiên trì điều trị. Không nên suy nghĩ tiêu cực và từ bỏ hy vọng.

Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, chủ động khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kỳ. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ ung thư và những căn bệnh nguy hiểm khác. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *