Sống chung với người bị ung thư gan có lây không? 

Ung thư gan có lây không? Đây là câu hỏi của nhiều người khi khi ở cùng hoặc tiếp xúc với người bệnh. Tỉ lệ tử vong ở người bệnh ung thư gan tăng cao, khiến nhiều người lo sợ. Vậy sống chung với người bị ung thư gan có lây không?

Bạn đang đọc: Sống chung với người bị ung thư gan có lây không? 

Sống chung với người bị ung thư gan có lây không? 

Ung thư gan là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao tại Việt Nam

1. Ung thư gan

Ung thư gan là tình trạng tế bào là tình trạng bị tổn thương do virus viêm gan B, C, xơ gan, hóa chất… Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ít có triệu chứng lâm sàng điển hình, nên rất khó phát hiện nếu không được kiểm tra sức khỏe định kỳ.

1.1 Ung thư gan nguyên phát

– Ung thư biểu mô (là dạng ung thư tế bào gan và ung thư đường mật)

– Ung thư không phải tế bào biểu mô (Là tình trạng ung thư tế bào lymphoma, lát tầng, sarcoma)

1.2 Ung thư gan thứ phát

Ung thư gan thứ phát là tình trạng ung thư di căn từ cơ quan khác sang tế bào gan: ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư phổi…

Ung thư tế bào gan thường gặp ở độ tuổi 40 – 50 còn ung thư đường mật thường gặp ở độ tuổi 50 – 60. Tỉ lệ ung thư gan gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.

2. Dấu hiệu nào cảnh báo ung thư gan 

Ung thư gan ở giai đoạn đầu, người bệnh không có triệu chứng gì nổi trội. Đến khi có những triệu chứng rầm rộ, thì bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng, tình trạng này rất khó điều trị. Một số triệu chứng cảnh báo ung thư gan có thể xuất hiện:

– Đau bụng, mệt mỏi, suy sụp, ngứa da

– Chướng bụng, chán ăn

– Sụt cân, gầy yếu

– Nôn ói, vàng da, vàng mắt, sốt nhẹ

– Nước tiểu vàng đậm, phân nhạt màu, ngả sang màu trắng

– Đau hạ sườn phải, nặng, đau tức

– Thăm khám thấy lách to, báng bụng, tiếng thổi trong gan.

Tìm hiểu thêm: Hiện tượng khó chịu ở bụng khi mang thai: Chớ chủ quan!

Sống chung với người bị ung thư gan có lây không? 

Tổn thương gan do xơ hóa, virus viêm gan B, C… tiến triển thành ung thư gan

3. Nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan 

3.1 Nhiễm virus

Người bệnh bị viêm gan B, viêm gan C mạn tính, dễ tiến triển thành ung thư gan.

3.2 Xơ gan

Xơ gan tiến triển, hình thành mô sẹo không thể phục hồi, làm xơ hóa tế bào gan, dễ hình thành ung thư.

3.3 Bệnh lý về gan

Một số bệnh lý ở gan, dễ hình thành ung thư như: dư thừa sắt (Hemochromatosis), rối loạn chuyển hóa đồng (Wilson)…

3.4 Đái tháo đường

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa insulin, bệnh này có nguy cơ mắc ung thư gan khá cao so với các đối tượng khác.

3.5 Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không do rượu: lượng mỡ trong gan tích tụ quá nhiều, gây rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng tế bào gan, dễ tiến triển thành ung thư.

3.6 Nhiễm độc

Aflatoxin là chất độc sinh ra trong nấm mốc ở cây trồng, ngũ cốc, các loại hạt… Khi con người ăn phải, dễ gây nhiễm độc cho gan.

3.7 Sử dụng chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ma túy, N20… là những chất kích thích làm tổn thương tế bào gan. Tế bào gan bị tổn thương lâu ngày, liên tục có thể không thể hồi phục lại được, hình thành tế bào ung thư.

4. Sống chung với người bị ung thư gan có lây không? 

Ung thư gan do virus viêm gan B, C lây nhiễm virus qua đường máu, mẹ sang con, quan hệ tình dục không an toàn, dịch tiết bệnh nhân chứ không trực tiếp lây bệnh ung thư. Trong đó virus viêm gan là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh ung thư gan nếu không được điểu trị kịp thời và triệt để. Bệnh không lây qua đường tiếp xúc, nên các hoạt động như ăn uống, sinh hoạt, nói chuyện, ngủ chung, mặc quần áo chung… không lây nhiễm bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ virus trong nước bọt khá thấp, nên tỷ lệ lây nhiễm qua đường này không cao. Nếu khi hôn có xây xát, tổn thương niêm mạc chảy máu, thì có thể lây nhiễm virus viêm gan.

4.1 Lây qua đường máu 

Virus viêm gan lây qua đường máu, vì thế sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, chung bơm kim tiêm… có thể lây nhiễm. Phơi nhiễm ở nhân viên y tế khi thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân, tiếp xúc trực tiếp với máu dịch. Mặc dù qua dụng cụ bảo hộ, tuy nhiên vẫn có trường hợp máu dịch bắn vào mắt, da đang có tổn thương, niêm mạc… Cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

4.2 Quan hệ tình dục

Nếu khi quan hệ tình dục không an toàn, người chưa bị bệnh chưa tiêm phòng vaccine viêm gan, nồng độ kháng thể HbsAb không đủ để bảo vệ, người bệnh đang trong giai đoạn virus đang hoạt động, quan hệ xay xát mạnh gây chảy máu. Thì những yếu tố này có thể truyền nhiễm virus viêm gan B cho người lành khi quan hệ.

Nếu người bệnh kết hôn với người lành, nếu muốn quan hệ an toàn không lây nhiễm cho đối tác. Thì người lành cần tiêm phòng vaccine, đo nồng độ kháng thể HbsAb, để đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Đồng thời không quan hệ trong giai đoạn virus đang hoạt động, quan hệ nhẹ nhàng, hạn chế xây xát chảy máu, không quan hệ vào ngày đèn đỏ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Có thể sử dụng thêm chất bôi trơn, để hạn chế nguy cơ xây xát.

4.3 Lây từ mẹ sang con 

Có nhiều trường hợp, mẹ bị virus viêm gan B nhưng sinh con không bị lây nhiễm. Nếu áp dụng phương pháp tiêm phòng cho con, thì nhiều đứa trẻ vẫn có thể an toàn không bị lây nhiễm. Lượng virus đi qua sữa mẹ là khá thấp, không đủ lây nhiễm, nên mẹ vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, vẫn có thể lây nhiễm virus cho trẻ nếu sữa có lẫn máu trong các trường hợp đầu ti bị tổn thương, nứt cổ gà. Mẹ cần chú ý kiểm tra đầu ti, vệ sinh trước khi cho con bú hoặc vắt sữa để con bú.

Sống chung với người bị ung thư gan có lây không? 

>>>>>Xem thêm: Hà Nội địa chỉ khám phụ khoa nữ uy tín, chất lượng

Điều trị ung thư gan bởi bác sĩ chuyên khoa bệnh viện Thu Cúc TCI

5. Chế độ cho bệnh nhân ung thư gan

Để bảo vệ tế bào gan còn lại, hạn chế tình trạng suy chức năng gan, bảo tồn gan, người bệnh ung thư gan có thể thực hiện một số hướng dẫn dưới đây:

5.1 Điều trị theo chỉ định

Mỗi ngư
ời bệnh có một bệnh cảnh khác nhau, tùy từng trường hợp sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế, tuân thủ chỉ định thuốc theo phác đồ của bác sĩ là điều quan trọng nhất.

5.2 Ăn uống chung với người ung thư gan có lây không

Cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi. Người bệnh ung thư dễ bị suy giảm miễn dịch, vì thế cần chú ý vệ sinh, hạn chế bị bệnh lý cơ hội như tiêu chảy, sán, vi khuẩn… tấn công qua đường ăn uống. Ăn uống chung với người ung thư gan không lây nhiễm bệnh, vì thế đừng buồn mà lủi thủi ăn một mình nhé.

5.3 Dinh dưỡng

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, hạn chế những thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chứa chất bảo quản, hóa chất… Nên ăn những đồ dễ tiêu hóa, khẩu phần ăn đa dạng, hạn chế những đồ ăn khó tiêu, đồ ăn quá nhiều chất trong buổi tối. Nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc, hấp sẽ tiêu hóa tốt hơn.

5.4 Chia nhỏ bữa

Chế biến đồ ăn dạng dễ tiêu, cơm mềm, cháo, súp… giúp người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Nên ăn nhỏ bữa, tránh ăn nhiều một bữa, giúp giảm gánh nặng cho gan.

5.5 Từ bỏ chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích… làm hại cho gan, gan không thể thải được độc tố dẫn đến suy chức năng gan nhanh hơn. Vì thế, loại bỏ hoàn toàn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, giúp giảm tải cho gan.

5.6 Giảm buồn nôn

Ở bệnh nhân ung thư rất hay có cảm giác buồn nôn, nôn, nếu sử dụng thuốc quá nhiều cũng không tốt cho bệnh. Sử dụng một số thực phẩm như: gừng, mật ong, bánh quy, trái cây, bánh mì, các loại hạt… giúp giảm cảm giác buồn nôn.

5.7 Bổ sung nước

Uống đủ nước quá trình lọc gan tốt hơn. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung vừa đủ khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống quá nhiều.

5.8 Tập luyện

Đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh… Giúp cơ thể người bệnh đỡ mỏi mệt, tăng cường lưu thông máu, giúp quá trình phục hồi được tốt hơn.

5.9 Sử dụng thực phẩm chức năng theo bác sĩ

Có nhiều thực phẩm chức năng bán tràn lan trên thị trường, khiến nhiều người bệnh đổ xô đi mua. Thực tế tác dụng có được như lời quảng cáo, thì không phải bệnh nhân nào cũng tìm hiểu kỹ. Hãy sử dụng thực phẩm chức năng dưới tư vấn của bác sĩ để hạn chế gánh nặng cho gan.

5.10 Ngủ chung với người ung thư gan có lây không

Thay đổi thói quen sinh hoạt làm việc, hạn chế làm việc vào buổi tối. Nên đi ngủ sớm từ 21 giờ để tăng cường miễn dịch và gan có thời gian để phục hồi. Ngủ chung với người ung thư gan không lây nhiễm bệnh. Người bệnh bị viêm gan virus quan hệ tình dục không an toàn với người lành có xây xát thì mới có nguy cơ lây bệnh.

5.11 Giữ tinh thần lạc quan

Tinh thần lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào bác sĩ điều trị, giúp bệnh tình tiến triển tốt hơn.

Mong rằng những kiến thức Thu Cúc TCI cung cấp, đã giúp bạn hiểu được đường lây nhiễm ung thư gan, cũng như nguyên nhân gây bệnh. Hãy chủ động khám sàng lọc định kỳ, để bảo vệ lá gan của bạn một cách chủ động hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *