Ung thư buồng trứng di căn – Dấu hiệu và điều trị

Ở giai đoạn sớm, ung thư buồng trứng có thể đáp ứng điều trị khá tốt. Nhưng khi bệnh đã tiến triển nặng, khối u đã có dấu hiệu di căn thì tiên lượng bệnh tương đối thấp. Vậy ung thư buồng trứng di căn là gì, có thể sống được bao lâu và điều trị thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Ung thư buồng trứng di căn – Dấu hiệu và điều trị

1. Tổng quan về tình trạng ung thư buồng trứng khi di căn

1.1 Khái niệm bệnh ung thư buồng trứng xâm lấn là gì?

Để xác định ung thư buồng trứng đã di căn chưa hoặc di căn ở mức độ nào, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước của khối u để chẩn đoán. Nếu ung thư lan đến các hạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan xa hơn, đặc biệt là phổi thì tình trạng bệnh đã diễn tiến nặng.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn III thường được đánh giá là xuất hiện yếu tố xâm lấn, tế bào ung thư cũng đã lớn dần và bắt đầu ra khỏi buồng trứng để lây lan sang các cơ quan khác.

Ung thư buồng trứng di căn – Dấu hiệu và điều trị

Ung thư buồng trứng có tế bào ung thư cũng đã lớn dần và bắt đầu ra khỏi buồng trứng để xâm lấn các cơ quan khác.

Bệnh lý này rất nguy hiểm bởi một khi một hoặc hai bên buồng trứng có khối u ác tính thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Khi ung thư buồng trứng xâm lấn tức là chúng không còn nằm trong phạm vi buồng trứng nữa, chúng rất dễ lây lan đến gan, phổi, bụng… thông qua hai con đường:

– Đường máu: Hình thành u nhú mới ở gan, phổi hoặc xương.

– Hệ thống hạch bạch huyết: Có thể di căn đến các hạch bạch huyết dẫn tới người bệnh đau đớn, khó chịu.

Bên cạnh đó, thời điểm này, người bệnh cũng có thể gặp phải những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt.

1.2 Những dấu hiệu khi bệnh ung thư buồng trứng đang xâm lấn cơ quan khác

Bệnh ung thư buồng trứng khi di căn sẽ có những triệu chứng thường gặp như sau:

– Cơ hoành bị áp lực dẫn tới người bệnh đau ngực, khó thở, đặc biệt là khi di căn đến gan

– Khó thở, tức ngực nếu di căn đến phổi

– Đau mỏi, xương khớp nhức khi di căn đến xương

– Đau đầu, co giật, cơ hoạt động kém do di căn đến não

Nhằm xác định chính xác tình trạng của khối u ung thư buồng trứng và mức độ di căn, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: siêu âm buồng trứng, chụp X quang, chụp CT… và bác sĩ sẽ căn cứ vào những điều này để xây dựng phác đồ điều trị.

2. Quá trình và tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng khi di căn

2.1 Quá trình ung thư buồng trứng xâm lấn, di căn sang cơ quan khác

Ung thư buồng trứng khi sang giai đoạn di căn thường phát triển với số lượng nhiều khối u, chúng tách khỏi buồng trứng và tràn lan sang các cơ quan khác ở khắp khoang bụng. Giai đoạn này có thể diễn ra âm thầm với không có nhiều biểu hiện để nhận dạng.

Tìm hiểu thêm: Những thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi niềng răng

Ung thư buồng trứng di căn – Dấu hiệu và điều trị

Ung thư buồng trứng khi sang giai đoạn xâm lấn thường phát triển với số lượng nhiều khối u, tách khỏi buồng trứng và lan sang các cơ quan khác

Khi các tế bào ung thư buồng trứng rụng xuống, chúng có xu hướng bám vào mạng bụng và cơ hoàng để hình thành khối u mới. Điều này có thể dẫn tới dịch ổ bụng hay còn gọi là dịch cổ trướng làm bụng người bệnh to lên, phù nề tứ cho và cảm giác nặng nề.

Bên cạnh đó, các tế bào ung thư buồng trứng cũng có thể đi theo máu và hạch bạch huyết để lây lan khắp cơ thể.

– Đường máu thì sẽ là các cơ quan “đầu não” trong cơ thể: phổi, gan, xương… khiến chức năng cơ thể suy kiệt.

– Thông qua các hạch bạch huyết thì di căn hạch khiến đau sưng, người bệnh phải chịu những cơn đau kéo dài.

2.2 Tiên lượng của bệnh ung thư buồng trứng khi di căn

Ở giai đoạn sớm, ung thư buồng trứng có tỉ lệ điều trị hiệu quả cao. Nhưng một khi tế bào ung thư đã xâm lấn đến nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như gan, phồi, xương… thì tỉ lệ này lại giảm xuống đáng kể.

Việc điều trị lúc này thường với mục đích kiểm soát khối u không lây lan, giảm những triệu chứng khó chịu và kéo dài sự sống cho người bệnh. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cần cắt bỏ hoàn toàn buông trứng, nếu tế bào ung thư vẫn còn sót lại, chúng vẫn có thể tiếp tục hình thành khối u mới.

Tiên lượng của ung thư buồng trứng di căn hay ung thư buồng trứng khi đã xâm lấn có thể sống bao lâu là khó xác định. Bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh, tuổi tác, mong muốn của bệnh nhân…

Ung thư buồng trứng di căn – Dấu hiệu và điều trị

>>>>>Xem thêm: 9 dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mẹ bầu cần “thuộc lòng”

Người bệnh ung thư buồng trứng điều trị với bác sĩ chuyên khoa tại Thu Cúc TCI

Khó có thể đánh giá chính xác con số tuyệt đối về thời gian, tuy nhiên có một số tỉ lệ sống sau 5 năm qua từng giai đoạn bệnh như sau:

– Giai đoạn I: 90%

– Giai đoạn IA: 94%

– Giai đoạn IB: 92%

– Giai đoạn IC: 85%

– Giai đoạn II: 70%

– Giai đoạn IIA: 78%

-Giai đoạn IIB: 73%

-Giai đoạn III: 39%

-Giai đoạn IIIA: 59%

-Giai đoạn IIIB: 52%

-Giai đoạn IIIC: 39%

-Giai đoạn IV: 17%

2.3 Điều trị bệnh ung thư buồng trứng khi xâm lấn

Phác đồ điều trị bệnh ung thư buồng trứng là chuyên biệt bởi mỗi bệnh nhân có tình trạng bệnh lý khác nhau và thể trạng sức khỏe khác nhau. Hiện nay, ung thư buồng trứng xâm lấn cơ quan khác có thể được điều trị đơn lẻ hoặc phối hợp với nhiều phương pháp như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ…

Để điều trị hiệu quả bệnh, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và giữ vững tinh thần lạc quan để “chiến đấu với bệnh tật:

– Duy trì lối sống khoa học, ngủ đủ 8 tiếng một ngày, không thức quá khuya

– Uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.

– Có chế độ ăn và kiêng cữ phù hợp theo tư vấn của bác sĩ

– Không vận động quá mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh ung thư buồng trứng di căn rất nguy hiểm, có thể đe dọa sức khỏe, khả năng sinh nở và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh nên điều trị tại những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để đáp ứng điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y kh
oa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *