Thông tin về phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng

Phẫu thuật được sử dụng phổ biến và có độ hiệu quả cao trong điều trị ung thư buồng trứng. Khi nào bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật ung thư buồng trứng, có những cách điều trị bằng phẫu thuật như thế nào, người bệnh nên lưu ý gì sau điều trị cắt bỏ ung thư buồng trứng, tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.  

Bạn đang đọc: Thông tin về phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng

1. Tổng quan về phương pháp điều trị ung thư buồng trứng bằng phẫu thuật

1.1 Điều trị ung thư buồng trứng bằng phẫu thuật là gì?

Phẫu thuật ung thư buồng trứng là 1 phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm loại bỏ khối u có trong buồng trứng hay còn được biết đến là một phương pháp điều trị triệt căn. Trong hầu hết trường hợp, phẫu thuật loại bỏ sẽ được tiến hành cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, hạch ổ bụng, mạc nối, những phần liên quan đến hướng tế bào ác tính di chuyển và xâm lấn.

Để đảm bảo tế bào ung thư được loại bỏ triệt để, bác sĩ thường sẽ cố gắng loại bỏ tối đa các khối u. Các phần được cắt bỏ có thể ít hơn nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Thông tin về phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng

Là một phương pháp điều trị tại chỗ, phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ được khối u và các khu vực có tổn thương

1.2 Chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư buồng trứng

Phẫu thuật được sử dụng trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân ung thư buồng trứng tùy thuộc vào những mục đích điều trị khác nhau. Cụ thể là chỉ định trong trường hợp ung thư giai đoạn I, giai đoạn II và ung thư giai đoạn muộn đã điều trị hóa chất. Với chỉ định sử dụng cho ung thư giai đoạn muộn đã sử dụng hóa chất sẽ nhằm mục đích giảm triệu chứng bệnh, kéo dài thời gian sống. Chống chỉ định với trường hợp ung thư buồng trứng di căn đến nhiều cơ quan trên cơ thể.

1.3 Các dạng phẫu thuật ung thư buồng trứng

Hiện nay có 2 dạng phẫu thuật được thực hiện trong điều trị K buồng trứng đó là mổ mở hoặc mổ nội soi. Tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương hướng mổ phù hợp. Đối với mổ nội soi sẽ có nhiều ưu điểm hơn cho người bệnh như ít xâm lấn, thẩm mỹ cao, rút ngắn thời gian nằm viện và chóng hồi phục.

2. Kết hợp phẫu thuật và hóa trị trong điều trị ung thư buồng trứng

Sử dụng hóa chất kết hợp sau hoặc trước phẫu thuật ung thư buồng trứng là những cách điều trị đang được áp dụng hiệu quả hiện nay. Bệnh nhân có thể được chỉ định hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt bỏ để có thể tiêu diệt triệt để và toàn diện các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn chặn sớm tế bào ung thư tiếp tục âm thầm phát triển lan sang các bộ phận khác.

Việc có cần sử dụng bổ trợ hóa trị sau phẫu thuật hay không cần phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ ác tính của khối u. Điều trị sẽ được xác định sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật và có kết quả phân tích kiểm tra mẫu mô sau cắt bỏ.

Trường hợp khác là bệnh nhân sẽ được thực hiện hóa trị tân bổ trợ nghĩa là sử dụng hóa trị trước phẫu thuật. Điều trị nhằm mục đích giảm kích thước khối u, làm giảm diện tích khu vực tổn thương để quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn, ít rủi ro hơn.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Thông tin về phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng

Phác đồ điều trị bằng phẫu thuật với hóa chất mang đến hiệu quả tích cực cho bệnh nhân ung thư buồng trứng

3. Tác dụng phụ, nguy cơ điều trị ung thư buồng trứng bằng phẫu thuật

Sau thực hiện loại bỏ tế bào ung thư người bệnh ắt hẳn sẽ gặp một số tác dụng phụ. Có thể là những cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vị trí phẫu thuật. Cảm thấy đi tiểu hoặc đại tiện khó khăn. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau tùy vào mức độ đồng thời sẽ hướng dẫn theo dõi sau điều trị ung thư buồng trứng.

Chắc hẳn câu hỏi điều trị ung thư buồng trứng có tiếp tục sinh con được không là thắc mắc của nhiều người. Giải đáp cho câu hỏi này là đối với bệnh nhân chỉ thực hiện cắt bỏ 1 bên buồng trứng thì vẫn có thể sinh đẻ trong tương lai. Đối với bệnh nhân đã cắt bỏ cả 2 bên buồng trứng thì người bệnh sẽ mất khả năng sinh con. Không chỉ vậy còn có tình trạng mãn kinh sớm, xuất hiện các triệu chứng của tình trạng này là khô âm đạo, cơn nóng giận…

Ngoài ra, sau điều trị ung thư triệt căn bằng phẫu thuật cũng không thể chắc chắn hoàn toàn rằng ung thư vĩnh viễn không quay trở lại. Vì thế việc theo dõi, tái khám định kỳ, sử dụng thuốc theo chỉ định là điều rất quan trọng.

4. Lời khuyên sau phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng

Sau khi thực hiện điều trị K buồng trứng bằng phẫu thuật cắt bỏ người bệnh sẽ cần thời gian để phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần để có thể trở về trạng thái bình thường. Để đạt được hiệu quả phục hồi nhanh chóng, bạn nên chú ý đến 3 điều sau đây.

4.1 Tuân thủ phác đồ điều trị

Một số triệu chứng hoặc biến chứng có thể xảy ra sau điều trị K buồng trứng bằng phẫu thuật, vậy nên người bệnh và người nhà cần theo dõi chặt chẽ, tuân thủ những hướng dẫn điều trị, dùng thuốc của bác sĩ. Đồng thời cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường để có phương án xử lý kịp thời.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ đúng theo chỉ định của bác sĩ khi sức khỏe đã dần hồi phục để tránh ung thư buồng trứng tái phát.

Thông tin về phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bệnh ung thư vú nam giới

Bệnh nhân điều trị ung thư buồng trứng đến tái khám với Chuyên gia ung bướu Singapore tại TCI

4.2 Chế độ dinh dưỡng

Trải qua cả quá trình điều trị và gian nan người bệnh nên có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch… Một số thực phẩm được xếp hạng vàng cho người bệnh ung thư buồng trứng mà bạn không nên bỏ qua như: Thực phẩm giàu protein có trong cá, thịt nạc, đậu nành, các sản phẩm sữa…; trái cây tươi, rau củ; thực phẩm giàu tinh bột bao gồm cơm, ngũ cốc, khoai tây, yến mạch…; chất béo có lợi từ hạt, bơ, dầu cá, dầu thực vật…

4.3 Chế độ sinh hoạt

Người bệnh sau điều trị nên sinh hoạt điều độ, không hoạt động quá sức mà cần nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên quan hệ tình dục trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Nên luyện tập thể dục thể thao bằng các bài vận động phù hợp với sức khỏe để nâng
cao sức đề kháng của cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *