Những triệu chứng ung thư trực tràng điển hình

Ung thư trực tràng là căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao và tỷ lệ tử vong cũng lớn. Nhận biết những triệu chứng ung thư trực tràng sớm giúp người bệnh khám bệnh sớm và điều trị sớm, tăng khả năng điều trị thành công.

Bạn đang đọc: Những triệu chứng ung thư trực tràng điển hình

1. Những thông tin tổng quan cần biết về ung thư trực tràng

1.1 Khái niệm bệnh ung thư trực tràng là bệnh lý thế nào?

Bệnh ung thư trực tràng không chỉ phổ biến mà hiện nay chúng còn trẻ hóa dần theo thời gian. Nguyên nhân là bởi nhiều người hiện nay không lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và coi thường sức khỏe dẫn tới bệnh. Nước ta từng ghi nhận hơn 14 nghìn ca mắc mới và gần 8 nghìn ca tử vong vì căn bệnh này(năm 2018).

Phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng ung thư trực tràng chính là “chìa khóa” để người bệnh điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Bởi thời gian phát hiện càng sớm thì người bệnh càng kéo dài được nhiều thời gian sống, tiết kiệm chi phí và cũng hạn chế được nhiều biến chứng hơn.

Trên thực tế, bệnh lý này thường gặp hơn ở nam giới hơn so với nữ và thường gặp phải ở độ tuổi trung niên.

Những triệu chứng ung thư trực tràng điển hình

Ung thư trực tràng thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới

1.2 Điểm danh nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng thường gặp

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh ung thư trực tràng nhưng hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ của bệnh có thể bao gồm:

– Người bệnh nhiều tuổi, đặc biệt từ 50 tuổi trở lên

– Người bệnh ăn uống không khoa học: ăn nhiều đồ chiên dầu, ăn ít chất xơ, uống ít nước hoặc uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá…

– Người bệnh sống trong gia đình có người thân từng mắc ung thư trực tràng

– Người bệnh từng mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường khác.

2. Điểm danh những dấu hiệu điển hình của ung thư trực tràng

Mặc dù tương đối khó để nhận dạng được các dấu hiệu sớm của ung thư trực tràng nhưng nếu quan sát kĩ, bạn có thể sàng lọc được những dấu hiệu bệnh như sau:

2.1 Có chất nhầy lạ, máu đen ở trong phân

Khi đi ngoài, bạn lưu ý rằng khi trực tràng, đại tràng có khối u, xuất huyết và bong ra có thể chảy máu và chất nhớt hòa cùng với phân.

Do đó, có thể có máu đen và chất nhầy hòa cùng phân dẫn tới phân có màu sẫm, chứa thành phần nhớt. Đó là những dấu hiệu nổi bật của bệnh ung thư trực tràng.

2.2 Thói quen đi đại tiện thay đổi – Triệu chứng ung thư trực tràng dễ nhận biết

Nếu người bệnh ăn gì cũng có cảm giác đau bụng, uống thuốc giảm đau hay đau bụng cũng không đỡ thì cần đề cao cảnh giác và đi thăm khám sớm.

Đặc biệt, nếu thói quen đại tiện của bạn là 2 lần/ ngày nhưng đột ngột thay đổi đi nhiều hơn hoặc mấy ngày liền mới đi 1 lần thì cần đi thăm khám ngay với chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân.

Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục tình trạng răng lấy tủy bị vỡ

Những triệu chứng ung thư trực tràng điển hình

Khi mắc bệnh ung thư đại tràng, đa số người bệnh sẽ thay đổi thói quen đại tiện

2.3 Hình dạng của phân thay đổi

Nếu người bệnh đi ngoài ra phân hình ống nhưng bỗng nhiên tình trạng này thay đổi biến thành hình tròn, hình dẹt hay bất kì hình thù nào khác, người bệnh nên đặt nghi vấn rằng trong trực tràng xuất hiện khối u dẫn tới phân bị biến dạng khi đi qua khối u này.

2.4 Những triệu chứng ung thư trực tràng theo vị trí của khối u

– Khối u ở kết tràng phải: Đau bụng, đầy bụng, cân nặng giảm và có các dấu hiệu như thiếu máu.

– Khối u ở kết tràng trái: Đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, có máu trong phân khi đi ngoài.

– Khối u ở trực tràng gần hậu môn: Chảy máu nhiều khi đại tiện, hậu môn ra máu, đau bụng khi đại tiện, đôi khi có phân loãng…

– Khối u ở đại tràng trên cùng: Đau bụng dữ dội, táo bón nặng.

3. Bệnh ung thư trực tràng có nguy hiểm hay không?

Ung thư trực tràng hình thành và phát triển với sự liên kết chặt chẽ cùng chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Những người có nguy cơ bệnh cao có thể bao gồm: người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư trực tràng, người có bệnh polip, người có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu khoa học…

Bệnh viêm trực tràng lâu ngày cũng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Những năm gần đây, ung thư trực tràng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.

Điều đáng ngại là bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn và tình hình khó có thể tích cực hoàn toàn, việc can thiệp điều trị thường mang tính chất nâng cao chất lượng sống và duy trì thời gian sống cho người bệnh.

4. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng hiện nay

Những triệu chứng ung thư trực tràng điển hình

>>>>>Xem thêm: Tất tần tật về căn bệnh u nang đơn thùy buồng trứng

Bệnh nhân tại Khoa ung bướu Singapore – BV ĐKQT Thu Cúc thăm khám bệnh với bác sĩ Singapore

Phẫu thuật

– Phẫu thuật dự phòng: để ngăn ngừa những thương tổn tiền ung thư và ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh, phẫu thuật có thể làm giảm tỉ lệ này.

– Phẫu thuật trong điều trị: Có hai loại phẫu thuật ung thư trực tràng là phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật tạm thời. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn khối u nhưng ở giai đoạn sau thì thường phẫu thuật chỉ mang tính chất bổ trợ.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng các thuốc gây độc đến tế bào để tiêu diệt những tế bào đột biến trong cơ thể.

Hóa trị là vũ khí quan trọng và ngày càng phát triển trong việc giảm thiểu triệu chứng, hỗ trợ loại bỏ khối u trước và sau phẫu thuật, kìm hãm sự phát triển của khối u.

Xạ trị

Xạ trị trong điều trị ung thư trực tràng là sử dụng bức xạ của ion hóa năng lượng cao để tiêu diệt những tế bào ung thư.

Xạ trị có thể điều trị theo từng vùng và thường được áp dung ở giai đoạn muộn của ung thư. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể gây những tổn thương nhất định đến cơ thể của người bệnh nhưng có thể khắc phục được.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư trực tràng và những thông tin quan trọng cần biết, để nắm bắt được cơ hội điều trị sớm và hiệu quả bệnh, bạn hã
y đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *