Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa ác tính ở nữ giới. Vậy quá trình phát triển của ung thư buồng trứng thông qua những giai đoạn nào, điều trị ung thư buồng trứng như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giai đoạn và phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
1. Bệnh ung thư buồng trứng
Buồng trứng là một cơ quan sinh sản của nữ giới, ung thư buồng trứng (K buồng trứng) xảy ra khi có các tế bào bất thường phát triển mất kiểm soát và tạo nên khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư này không chỉ tác động làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng tham gia vào quá trình thụ tinh, sản xuất nội tiết tố nữ mà còn có khả năng xâm lấn và phá hủy các mô lân cận, các cơ quan ở xa trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Những triệu chứng của bệnh K buồng trứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh đó là:
– Khó chịu, đau khu vực bụng dưới khiến nữ giới có thể nhầm lẫn sang bệnh phụ khoa.
– Rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chán ăn, đầy bụng nhanh…
– Buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên.
– Chảy máu âm đạo bất thường: Xuất huyết bất thường sau mãn kinh, và trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt.
– Nữ giới gặp cảm giác đau khi quan hệ tình dục.
Triệu chứng của K buồng trứng có thể khiến nhiều chị em phụ nữ lầm tưởng sang các bệnh lý phụ khoa
2. Chi tiết các giai đoạn phát triển bệnh ung thư buồng trứng
Bệnh K buồng trứng được phân chia thành 4 giai đoạn chính được đánh giá dựa trên kích thước của khối u, hạch hạch huyết, mức độ di căn.
– Giai đoạn 1: Khối u ác tính xuất hiện ở một hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng. Và đặc biệt chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận.
– Giai đoạn 2: Tế bào ác tính tại buồng trứng đã lan sang các cơ quan lân cận trong vùng chậu, chưa lan đến các hạch bạch huyết và khu vực ngoài vùng chậu.
– Giai đoạn 3: Khối u phát triển kích thước lớn, khối u đã xuất hiện ở một hoặc hai buồng trứng, ống dẫn trứng, xâm lấn ra khu vực ngoài khung chậu và các bộ phận khác trong ổ bụng hoặc hệ thống hạch bạch huyết trong ổ bụng.
– Giai đoạn 4: Tế bào ung thư xuất hiện trong chất lỏng xung quanh phổi. Xa hơn là khối ung thư tại buồng trứng đã di căn đến các cơ quan phổi, gan, các cơ quan ngoài ổ bụng.
Tìm hiểu thêm: Các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới
Phát hiện và điều trị ung thư tại buồng trứng ở giai đoạn càng sớm, người bệnh càng có cơ hội thoát bệnh cao
3. Phương pháp điều trị ở bệnh nhân ung thư buồng trứng
Điều trị bệnh K buồng trứng phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh và một số yếu tố về tình trạng sức khỏe, tuổi tác, mong muốn của bệnh nhân… Từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, điều trị đúng hướng theo như thảo luận với bệnh nhân và người nhà.
3.1 Điều trị ung thư buồng trứng bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật triệt căn là phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu để điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng, đặc biệt là khi ở giai đoạn đầu. Phẫu thuật có thể được thực hiện là cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, mạc nối, hạch ổ bụng… Tùy vào giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn của khối u mà bác sĩ sẽ loại bỏ tối đa phần tổn thương. Sau đó tiến hành sinh thiết để đánh giá những nghi ngờ bất thường. Lượng tế bào ung thư còn sót lại khi không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật sẽ được sử dụng hóa chất hoặc xạ trị để tiêu diệt.
3.2 Điều trị ung thư buồng trứng bằng hóa trị liệu
Đây là một phương pháp điều trị sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể theo đường tĩnh mạch hoặc uống để tiêu diệt và kiểm soát tế bào ung thư.
Hóa trị liệu thường được chỉ định thực hiện ở bệnh nhân mắc K buồng trứng giai đoạn tiến triển hoặc triển khai ở bệnh nhân đã phẫu thuật triệt căn giúp loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại.
Với hóa trị liệu, thuốc không chỉ tác động để làm suy yếu tế bào ác tính mà còn ảnh hưởng đến tế bào lành tính, vì thế có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất vị giác, khô miệng, đau rát các đầu ngón tay chân, rụng tóc…
Sau mỗi chu kỳ hóa chất người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ hiệu quả, khả năng đáp ứng thuốc… để từ đó có những điều chỉnh thay đổi trong liệu trình sử dụng hóa chất nếu cần thiết.
3.3 Điều trị ung thư ở buồng trứng bằng phương pháp xạ trị
Xạ trị là một phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ác tính trong điều trị bệnh lý ung thư tại buồng trứng. Xạ trị cũng tác động đến cả những tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh vì thế gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, vùng da được sử dụng xạ trị có thay đổi…
3.4 Điều trị miễn dịch và điều trị nhắm trúng đích
Đây là hai phương pháp điều trị hiện đại mang đến nhiều tích cực cho bệnh nhân ung thư hiện nay trong đó có bệnh nhân mắc K buồng trứng.
Với liệu pháp miễn dịch, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể để kích thích hệ thống miễn dịch phát hiện và tấn công các tế bào ung thư đang ẩn nấp mà hệ miễn dịch ban đầu bỏ qua.
Với phương pháp điều trị nhắm trúng đích, thuốc sẽ tác động trực tiếp vào sự phát triển và phân chia của tế bào ác tính buồng trứng. Mục đích là tấn công và ngăn chặn các gen hoặc protein chuyên biệt ở tế bào ung thư hình thành và phát triển, lan rộng hơn nữa.
>>>>>Xem thêm: Mang thai đôi là gì? Tại sao lại mang thai đôi?
Tại Khoa Ung Bướu Singapore Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, trực tiếp điều trị các căn bệnh ung thư ở nữ giới là TS.BS See Hui Ti – Chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore
4. Theo dõi và chăm sóc sau điều trị bệnh nhân mắc K buồng trứng
Sau khi thực hiện các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh cần đến tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn để đảm bảo sức khỏe không có vấn đề bất thường, các vấn đề về tác dụng phụ được kiểm soát tốt… Từ đó sẽ tiếp tục liệu trình điều trị tiếp theo mà không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệ
u quả điều trị.
Đặc biệt người bệnh cần theo dõi và tham vấn lời khuyên của bác sĩ về các tác dụng phụ nếu gặp phải để có thể được sử dụng thuốc bổ trợ hoặc hướng dẫn để cải thiện, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bệnh nhân cũng nên được chăm sóc về đời sống tinh thần thoải mái nhất có thể, tránh lo âu khiến tinh thần suy sụp, cơ thể suy nhược là đòn bẩy để tế bào ung thư tấn công.
Bên cạnh đó người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chế độ ăn uống hàng ngày phong phú để kích thích sự thèm ăn, ăn ngon miệng hơn để cơ thể có đủ năng lượng chống lại căn bệnh ác tính.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.