Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Điều trị bệnh ung thư tuyến giáp như thế nào là một câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị của căn bệnh ác tính này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

1. Bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tỷ lệ mắc mới xếp thứ 10 tại Việt Nam với 5,471 ca bệnh/ năm theo thống kê của Globocan 2020. Tuy nhiên may mắn hơn so với các bệnh ung thư khác, thì ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cụ thể tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên đến 97,8%.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

Triệu chứng điển hình của bệnh K tuyến giáp là có khối u trước cổ di động theo nhịp nuốt, khàn tiếng, khó thở, nổi hạch cổ

2. Tổng quát về phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Đối với bệnh ung thư tuyến giáp, thông thường không thể điều trị bằng một phương pháp đơn lẻ mà cần kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau. Việc này nhằm mục đích tiêu diệt triệt để tế bào ác tính, duy trì kết quả điều trị tích cực, ngăn chặn khả năng tế bào ung thư tái phát.

Tìm hiểu thêm: Cơ chế của bệnh ung thư

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

TS.BS Lim Hong Liang – Chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore trực tiếp tư vấn điều trị ung thư tuyến giáp cho bệnh nhân tại TCI

Việc lựa chọn phương pháp, xây dựng phác đồ điều trị cần dựa vào các yếu tố, bao gồm: Loại tế bào ung thư, giai đoạn ung thư tuyến giáp, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u, tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị, tình hình sức khỏe hiện tại, mong muốn của gia đình.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp sẽ bao gồm như sau:

2.1 Phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp

Là một phương pháp điều trị chính cho hầu hết các trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật là cách điều trị nhằm mục đích cắt bỏ, điều trị triệt căn, loại bỏ nhiều nhất diện tích phần ung thư. Tùy vào kích thước của khối u tuyến giáp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất, có thể là:

– Cắt bỏ một bên thùy tuyến giáp chứa khối u

– Cắt bỏ phần lớn tuyến giáp chỉ để lại một phần nhỏ

– Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp của người bệnh. Với phương pháp này bệnh nhân cần được bổ sung hormone qua đường uống hoặc tiêm sau thực hiện phẫu thuật để đảm bảo chức năng của tuyến nội tiết

2.2 Điều trị hormone

Điều trị hormone được áp dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau điều trị bằng phẫu thuật. Hormone thay thế giúp bổ sung hàng ngày lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp đã bị cắt bỏ không cung cấp đủ cho cơ thể, nhằm duy trì hoạt động của cơ thể, duy trì bệnh ổn định lâu dài.

Với mỗi người bệnh, liều lượng, số lượng, thời gian sử dụng hormone được chỉ định à khác nhau. Bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên nồng độ hormon thông qua các xét nghiệm máu để điều chỉnh liều lượng sử dụng sao cho phù hợp nhất với người bệnh.

Một số tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng hormone đó là người bệnh có thể gặp những tương tác xấu với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng, có thể khiến bệnh nhân gặp tình trạng cường giáp…

2.3 Điều trị bằng phóng xạ i-ốt

Sử dụng i-ốt phóng xạ trong điều trị bệnh ung thư tuyến giáp là một phương pháp giúp phá hủy tế bào ung thư còn sót lại sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Đây là một phương pháp điều đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, kiểm soát ung thư tuyến giáp bởi tuyến giáp hấp thụ hầu hết lượng i-ốt từ thực phẩm vào cơ thể. Do đó, khi điều trị phóng xạ i-ốt, các tế bào ung thư tuyến giáp cũng sẽ hấp thụ i-ốt phóng xạ, từ đó phá hủy các tế bào ác tính đang có tại tuyến giáp.

Liệu pháp phóng xạ i-ốt có thể được đưa vào cơ thể dưới dạng lỏng hoặc viên thuốc nén. Bệnh nhân cần nhập viện trước khoảng 2-3 ngày mỗi chu kỳ điều trị và hạn chế tiếp xúc với người khác trong quá trình điều trị để tránh ảnh hưởng từ bức xạ i-ốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu hạn chế sử dụng i-ốt trong khẩu phần ăn cũng như tạm thời ngừng sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp trước khi tiến hành điều trị.

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp là buồn nôn, nôn, đau, sưng ở cổ, viêm tuyến nước bọt…

2.4 Xạ trị bên ngoài điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp

Là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao chiếu trực tiếp vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến giáp đang tiến triển. Xạ trị chỉ được sử dụng trong một số trường hợp mắc ung thư tuyến giáp nhất định, chủ yếu là ung thư đã bước sang giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Tác dụng phụ của xạ trị xảy ra ở người bệnh phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và diện tích điều trị với tia năng lượng cao. Các tác dụng phụ có thể là đỏ da, đau khi nói, nuốt, buồn nôn, mệt mỏi… Các vấn đề này cũng sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng tia xạ.

3. Lời khuyên sau điều trị ung thư tuyến giáp

Người bệnh sau điều trị ung thư tuyến giáp sẽ được theo dõi, kiểm tra định kỳ trong mỗi lần tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng lịch trình để đảm bảo có kết quả điều trị tích cực, phát hiện sớm những vấn đề bất thường để xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến các tác dụng phụ do phương pháp điều trị, thuốc gây ra và thông báo chi tiết nhất cho bác sĩ để được kiểm tra, và kiểm soát cải thiện.

Khuyến cáo chung cho người đã phát hiện mắc K tuyến giáp thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Tránh dùng các phương thức điều trị như thuốc lá, thuốc nam… dẫn đến khi đến viện kết quả chẩn đoán phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chị em cần lưu ý

Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp

Như vậy với các thông tin về điều trị bệnh ung thư tuyến giáp trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ung thư tuyến giáp. Mặc dù là bệnh có tiên lượng tốt hơn so với các căn bệnh ung thư khác, nhưng
không có nghĩa là ai mắc bệnh cũng có thể thoát bệnh. Vì thế mà chúng ta không nên chủ quan những triệu chứng của bệnh hoặc bỏ qua quá trình thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *