Ung thư trực tràng giai đoạn 2 là sự tiến triển thêm một bước của căn bệnh nan y khó chữa. Ở giai đoạn này, những tế bào ung thư phát triển ngày một nhanh hơn, chúng xuất hiện triệu chứng rõ ràng hơn. Vậy, bị ung thư trực tràng giai đoạn 2 có chữa được không? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu câu chuyện của chị Lê Thu Hà (1980) để biết sự đối diện của chị với căn bệnh này như thế nào nhé!
Bạn đang đọc: Bị ung thư trực tràng giai đoạn 2 có chữa được không?
Tâm lý sụp đổ hoàn toàn… tưởng rằng không còn hi vọng
Theo các chuyên gia y tế, ung thư trực tràng là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Sự phát triển của ung thư trực tràng thường trải qua 4 giai đoạn, trong đó ung thư trực tràng giai đoạn 2 là giai đoạn ung thư bắt đầu xâm lấn đến các lớp của thành đại tràng thậm chí lan ra cả cơ quan lân cận nhưng chưa có di căn xa, di căn hạch. Bởi vậy, nếu phát hiện ung thư trực tràng ở giai đoạn này, khả năng điều trị khỏi là rất lớn.
Chị Hà đã từng gắn bó với nghề giáo viên thanh nhạc được 17 năm và chị luôn được các em học sinh yêu mến!
Đã từng là bệnh nhân mắc vào “án tử” ung thư, chị Lê Thu Hà (1980) – Người bệnh Thu Cúc ngậm ngùi chia sẻ: “Trước đây mình vẫn hình thành thói quen thăm khám sức khỏe theo định kỳ cho đến một ngày tự nhiên thấy trong người có dấu hiệu hơi khác một chút nhưng vẫn có thể chịu đựng được. Thế rồi mình lựa chọn đến bệnh viện ở quê để khám xem có dấu hiệu bất thường gì không. Và thật sự lúc biết kết quả bị mắc bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2, mình rất sốc cảm giác mọi thứ như bị sụp đổ hoàn toàn và nghĩ rằng sẽ không còn hi vọng gì nữa”.
Phát hiện ung thư trực tràng giai đoạn 2, chị Hà cảm giác bị sụp đổ mọi thứ
Không chỉ riêng chị Hà, đã từng có nhiều người bệnh không có biểu hiện bất thường đến khi đi khám mới “tá hỏa” phát hiện bị ung thư trực tràng. Thông thường, bệnh ung thư trực tràng sẽ không có biểu hiện ở giai đoạn đầu, bởi vậy lựa chọn gói khám tầm soát ung thư trực tràng theo định kỳ mỗi năm sẽ là giải pháp giúp mọi người sớm phát hiện mầm mống bệnh và từ đó có giải pháp điều trị bệnh nhanh chóng.
Cần có tư tưởng thật tốt để chiến đấu với bệnh tật
Phát hiện ung thư trực tràng giai đoạn 2 ở tuổi còn quá trẻ, chị Lê Thu Hà luôn cảm thấy lo lắng bất an “nghĩ đến chồng, nghĩ đến con nghĩ thế nào để còn cơ hội được chăm sóc tốt cho con cái cho chồng được hay không”. Và chị Hà đã lựa chọn đối diện với bệnh bằng cách mạnh mẽ “phải cố gắng làm sao bình tâm lại, cân bằng lại nghĩ là mình phải làm được những điều gì đó tốt đẹp hơn, cống hiến được nhiều hơn”.
Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai có những ưu nhược điểm gì?
Nhờ gia đình và những người xung quanh, chị Hà có thêm nhiều động lực để điều trị bệnh
Sau một thời gian tìm hiểu ung thư trực tràng giai đoạn 2 có chữa được không? Chị Hà đã tin tưởng tìm đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Tại đây, các bác sĩ đã chỉ định điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 của chị Hà bằng cách phẫu thuật và lắp hậu môn nhân tạo. Sau khi phẫu thuật xong, chị Hà sẽ đồng hành với bệnh viện trong khoảng thời gian dài bằng cách truyền hóa chất và tia xạ để sớm phục hồi sức khỏe.
Sau quá trình phẫu thuật tại bệnh viện Thu Cúc, ung thư trực tràng giai đoạn 2 của chị Hà đã được điều trị thành công
Kiên trì điều trị bệnh ung thư trực tràng trong một thời gian dài, chị Hà đã may mắn thoát khỏi án tử và giờ đây sức khỏe của chị đã ổn định trở lại, chị muốn nhắn gửi đến mọi người “Không phải mắc bệnh ung thư đồng nghĩa với cái chết mà khi mắc bệnh rồi cần có tư tưởng thật tốt, thật lạc quan để chiến đấu với bệnh tật. Cơ hội sống sẽ dành cho tất cả mọi người”.
>>>>>Xem thêm: Tắc tia sữa sốt rét có nguy hiểm không? Cách chữa và phòng tránh
Sức khỏe ổn định – chị Hà có nhiều niềm vui để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nhưng nếu bạn tầm soát theo định kỳ và ngăn chặn mầm mống bệnh kịp thời thì khả năng điều trị kịp thời chiếm tỷ lệ rất cao. Bởi vậy, ngay từ khi còn trẻ bạn hãy chủ động thăm khám sức khỏe theo định kỳ và tuân thủ theo quy định điều trị của bác sĩ để có cơ hội được khỏe mạnh và tránh xa “án tử” ung thư một cách tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.