U nang buồng trứng ác tính hay còn gọi là ung thư buồng trứng, là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Các dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh thường mơ hồ, do đó chị em thường chủ quan không thăm khám, dẫn tới phát hiện muộn, khó điều trị.
Bạn đang đọc: Nhận biết u nang buồng trứng ác tính và cách phòng ngừa
1. U nang buồng trứng ác tính là như thế nào?
U buồng trứng ác tính hay được gọi với cái tên thông thường là ung thư buồng trứng. Các khối u ác tính thường xuất phát từ một hoặc cả hai bên của buồng trứng. Khác với các khối u lành tính thường chỉ ở một bên buồng trứng và sẽ tự teo hoặc vỡ qua thời gian. Khối u ác thô ráp, sần sùi và bên ngoài không nhẵn mịn. Thông thường các khối u này sẽ bám dính vào các bộ phận khác và di căn sang những cơ quan lân cận gây khó khăn cho việc điều trị. Để càng lâu thì tỷ lệ sống sót càng thấp.Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường dễ mắc bệnh, nhất là từ 30 tuổi trở lên. Đặc biệt phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Càng về giai đoạn cuối, u nang buồng trứng ác tính tiến triển rất nhanh
2. Các dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng ác tính
Thực tế chỉ ra rằng ung thư buồng trứng không có dấu hiệu quá rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thêm nữa, các dấu hiệu của ung thư buồng trứng khá tương đồng với các bệnh lý phụ khoa thông thường khác. Có những dấu hiệu này không hẳn bạn đã mắc bệnh, tuy nhiên đó là điều cảnh báo chị em nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.Các dấu hiệu của ung thư buồng trứng bao gồm:
2.1. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Với ung thư buồng trứng, khi hình thành và phát triển sẽ phá vỡ chu kỳ hành kinh. Đối với các chị em kinh nguyệt không đều trong thời gian dài, nếu chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể thì chú ý đến căn bệnh u nang ác tính.
2.2. Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là hiện tượng máu chảy bất thường từ cơ quan sinh dục nữ ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Tuy không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng vẫn có sự liên quan đến các loại bệnh lý phụ khoa. Trong đó ung thư buồng trứng là căn bệnh chị em nên nghĩ tới ngay nếu gặp dấu hiệu này.
2.3. Đau rát khi quan hệ tình dục
Đau rát khi quan hệ là bệnh lý tương đối phổ biến và thường là vấn đề tạm thời. Nhưng nhiều chị em lại thấy mệt mỏi khi tình trạng đau kéo dài, ảnh hưởng tâm lý. Nếu gặp phải sự bất thường này, có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…
2.4. Thường xuyên mệt mỏi, chán nản
Với những chị em thường xuyên chán ăn, bỏ bữa, thường xuyên uể oải thiếu tinh thần thường có thể do ảnh hưởng của bệnh từ bên trong. Ví dụ như, khi các hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất trong đường tiêu hóa bị ảnh hưởng từ ung thư buồng trứng, chị em sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng, dễ sút cân.
2.5. Đau bất thường ở lưng, cổ, bụng và xương chậu
Trong thời kỳ không có kinh nguyệt nếu bạn thường xuyên bị đau bất thường và dai dẳng, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Giai đoạn đầu, các triệu chứng mỏi lưng, mỏi cổ, đau xương chậu tần suất khá ít và dễ bị bỏ qua. Càng về sau nếu có dấu hiệu cơn đau nhiều và dữ dội hơn thì nguy cơ mắc nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng càng cao.
2.6. Bụng bị phình chướng khó chịu
Một trong những dấu hiệu có gặp phải nếu bị ung thư buồng trứng là chướng bụng bất thường. Loại bỏ khả năng rối loạn tiêu hóa hay tác dụng phụ của thuốc, bạn nên lưu tâm đến các cảnh báo về ung thư buồng trứng. Tùy từng trường hợp, mức độ sẽ khác nhau ở từng người. Đây chỉ là dấu hiệu cơ bản mà bạn nên để ý để có phương pháp xử lý kịp thời.
2.7. Đi tiểu quá thường xuyên
Khi khối u ác tính phát triển ngày càng lớn và di căn ra ngoài, sẽ chèn ép lên các bộ phận xung quanh như bàng quang, trực tràng. Hệ quả là bạn sẽ bị đi tiểu quá thường xuyên. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên nhiều chị em thường không nghĩ tới ung thư buồng trứng. Nhưng nếu kéo dài, có thể nguyên nhân do ung thư buồng trứng gây ra.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu 8x sinh nở với tình trạng thai 3 vòng rau quấn cổ
Nếu thấy có dấu hiệu bất thường trong cơ thể, chị em nên đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời
3. Các giai đoạn phát triển của u nang buồng trứng ác tính
– Giai đoạn 1: Lúc này, tế bào ung thư chỉ tồn tại trong buồng trứng. Tế bào chưa lây lan và có khả năng kiểm soát. Ở thời kỳ này nếu phát hiện sớm thì cơ hội sống trên 5 năm rất cao, khoảng trên 90%.
– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã bám dính vào các cơ quan xung quanh như tử cung, vòi trứng,… Tỷ lệ sống vẫn khá cao do khối u chưa lan rộng.
– Giai đoạn 3: Sự lây lan mạnh đến 2 buồng trứng, thậm chí là di căn đến các nội tạng khác như gan và lá lách. Phần lớn bệnh nhân ung thư được phát hiện đang nằm ở thời điểm này.
– Giai đoạn 4: Hay còn gọi là ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Sự biến chứng và di căn của tế bào ung thư trở nên khó lường. Cơ hội sống sót trong giai đoạn này cũng hiếm hơn khi phát hiện quá muộn.
>>>>>Xem thêm: U nang tuyến Bartholin thường gặp ở phụ nữ
Ung thư buồng trứng càng phát hiện muộn càng gặp khó khăn trong việc điều trị.
4. Ung thư buồng trứng có cách chữa không?
Tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện ra u nang ác tính và thể trạng mỗi người, bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau. Ung thư buồng trứng phát hiện sớm có thể điều trị được. Ở giai đoạn muộn, việc điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng. Vì thế, phát hiện càng sớm càng có khả năng loại trừ nguy hiểm. Nếu u nang được chẩn đoán là ác tính sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, sẽ có một số phương pháp điều trị dành cho người bệnh.
4.1. Phẫu thuật
Thông thường sau khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng, phẫu thuật có thể được cân nhắc đầu tiên. Bác sĩ sẽ loại bỏ các tế bào ung thư và bóc tách một phần các khu vực xung quanh, đề phòng tế bào ung thư lây lan nhanh đến các vùng xung quanh. Nếu may mắn, người bệnh chưa bị lây lan thì khả năng sinh sản vẫn còn. Các biện pháp sau phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người.
4.2. Hóa trị
Khi chị em rơi vào trường hợp không thể phẫu thuật thì hóa trị là phương pháp sẽ được bác sĩ khuyên dùng. Đôi khi hóa trị cũng được chỉ định dùng trước hoặc sau phẫu th
uật nhằm tăng hiệu quả điều trị. Thuốc hóa trị được sử dụng phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư ác tính trong cơ thể.
4.3. Xạ trị
Vào giai đoạn cuối, xạ trị sẽ giúp giảm đau cho bệnh nhân. Xạ trị có thể gây tổn hại, phá hủy tế bào ung thư buồng trứng. Tuy nhiên xạ trị cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào bình thường khác. Các tác dụng phụ cũng là điều mà nhiều chị em phụ nữ lo lắng.
4.4. Liệu pháp tinh thần
Với bất cứ bệnh nhân mắc ung thư nào thì giữ tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ giúp ích cho việc điều trị. Ung thư buồng trứng khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng vì ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ và tỷ lệ tử vong cao. Một số phương pháp phổ biến là liệu pháp tâm lý phối hợp, liệu pháp hành vi thích hợp cảm xúc, liệu pháp hành vi biện chứng,… Các liệu pháp này giúp cải thiện trạng thái lo âu, trầm cảm, loại bỏ những suy nghĩ gây hại và tăng tinh thần chiến đấu.
Hệ quả của ung thư buồng trứng là nguy cơ tử vong vô cùng cao. Các dấu hiệu từ giai đoạn đầu thường bị bỏ qua, do đó khi phát hiện muộn khả năng sống càng thấp. Hiện nay, y học hiện đại có rất nhiều phương pháp giúp xác định chính xác sự tồn tại của tế bào ung thư như tầm soát ung thư buồng trứng. Vì thế, cách tốt nhất là đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các khối u nang và chữa trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.