Một số lưu ý khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất được lựa chọn để điều trị ung thư. Mức độ hiệu quả của phương pháp này đối với từng bệnh ung thư cũng khác nhau. Vậy đối với ung thư vú thì sao, điều trị ung thư vú bằng xạ trị cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đi tìm câu trả lời.

Bạn đang đọc: Một số lưu ý khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

1. Tổng quan về xạ trị là gì?

1.1. Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao, điển hình như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể, đồng thời ngăn khối u lan rộng và giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Khi thực hiện xạ trị, các tế bào bình thường ở xung quanh vùng tổn thương cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên chúng có thể phục hồi sau khi kết thúc điều trị.

1.2. Các phương pháp xạ trị ung thư vú

Hiện nay, có hai phương pháp chính để thực hiện xạ trị ung thư vú:

– Xạ trị ngoài: là cách làm được áp dụng phổ biến, nguồn phóng xạ tác động từ bên ngoài cơ thể.

– Xạ trị trong: nguồn phóng xạ được đưa vào trong mô vú, gần sát vị trí của khối u thông qua các ống dẫn đi xuyên qua mô vú. Phương pháp này chỉ mất thời gian thực hiện từ vài giờ cho đến khoảng một tuần và tránh được tác động xấu tới các mô lành xung quanh.

Một số lưu ý khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

Bệnh nhân được thực hiện xạ trị ngoài để điều trị ung thư vú

2. Chỉ định điều trị ung thư vú bằng xạ trị

Xạ trị ung thư vú thường được chỉ định thực hiện sau khi kết thúc phẫu thuật nhằm ngăn bệnh tái phát. Ngoài ra, xạ trị cũng có tác dụng giảm đau và hạn chế các triệu chứng của ung thư vú ở giai đoạn di căn.

Xạ trị còn có thể diễn ra sau khi kết thúc quá trình hóa trị và trước khi bắt đầu điều trị nội tiết. Thời gian thực hiện xạ trị thường kéo dài từ 5 – 6 tuần, với tần suất 5 ngày/tuần, mỗi ngày điều trị 1 lần trong thời gian 10 -15 phút.

Một số trường hợp chỉ định xạ trị ung thư vú có thể kể đến như sau:

2.1. Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn tuyến vú

Ở trường hợp này, xạ trị sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát tại chỗ và hạch vùng bằng cách tiêu diệt các tế bào ác tính còn sót lại.

Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú kết hợp với xạ trị đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tương đương với phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.

2.2. Xạ trị sau phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú có thể không loại bỏ hết nguy cơ ung thư tái phát tại các mô còn sót ở thành ngực hoặc hạch bạch huyết, đặc biệt là khi kích thước khối u lớn hơn 5cm. Lúc này, xạ trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh tái phát.

Tìm hiểu thêm: Các con đường lây nhiễm sùi mào gà và cách phòng tránh

Một số lưu ý khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xạ trị theo cách tối ưu nhất

2.3. Xạ trị ung thư vú tiến triển tại chỗ

Được áp dụng khi:

– Không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u vú.

– Ung thư vú thể viêm: khối u ác tính xâm lấn da xung quanh tuyến vú, cơ ngực hoặc cả hai.

2.4. Xạ trị ung thư vú di căn xa

Nếu ung thư vú đã tiến triển đến giai đoạn muộn, có hiện tượng di căn đến các vị trí khác trên cơ thể như xương hoặc não thì xạ trị sẽ góp phần làm khối u nhỏ lại và giảm các triệu chứng trên cơ thể người bệnh.

3. Một số tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

Trong quá trình xạ trị ung thư vú, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn:

3.1. Tác dụng phụ ngắn hạn

– Kích ứng da, da khô và thay đổi màu sắc

– Có cảm giác đau nhức vùng vú

– Vú có thể bị sưng do tích tụ chất lỏng

– Cảm thấy mệt mỏi sau điều trị

Một số lưu ý khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ ở bà bầu

Đau nhức vùng vú là một trong số những tác dụng phụ khi xạ trị ung thư vú

3.2. Tác dụng phụ dài hạn

– Sạm da, lỗ chân lông to và dễ thấy

– Tổn thương dây thần kinh: ngực tê, đau, khó khăn khi cho con bú

– Thay đổi kích thước vú: vú nhỏ đi và trở nên săn chắc hơn

3.3.Tác dụng phụ hiếm gặp

– Tắc nghẽn hạch bạch huyết

– Xương sườn suy yếu, dễ gãy

– Viêm mô phổi

– Tim bị tổn thương khi tác động bức xạ vào ngực trái

4. Cách khắc phục các tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

Việc gặp phải tác dụng phụ khi thực hiện xạ trị ung thư vú là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chủ động khắc phục và giảm thiểu những tác dụng phụ này bằng cách:

– Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái nếu bị kích ứng da, chọn áo ngực mềm và không có gọng.

– Trao đổi và hỏi bác sĩ về các loại mỹ phẩm an toàn cho da để sử dụng khi tắm.

– Không chà xát mạnh, gãi hay chườm nước đá hoặc miếng đắp nóng lên vùng điều trị.

– Dành thời gian nghỉ ngơi điều độ và khoa học để cơ thể không cảm thấy mệt mỏi.

– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tự hồi phục của cơ thể.

– Báo lại với bác sĩ ngay khi phát hiện bất cứ tác dụng phụ nào.

– Duy trì chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học, giữ tâm lý thoải mái và tích cực để tăng cường sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch.

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm rõ trước khi quyết định điều trị ung thư vú bằng xạ trị. Dù điều trị bằng xạ trị hay bất kì phương pháp nào thì bạn cũng nên kiên trì và tích cực trao đổi, phối hợp với bác sĩ để có thể thu được kết quả như mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *