Phương pháp điều trị đích đang được đánh giá cao, mang lại nhiều hi vọng cho các bệnh nhân ung thư gan. Với cơ chế sử dụng các loại thuốc tác động vào gen hay protein chuyên biệt có ở tế bào ung thư, ngăn cản sự phát triển khối u, phương pháp này được đánh giá cao với độ hiệu quả đặc hiệu và an tòan. Vậy, có các loại thuốc đích điều trị ung thư gan nào, công dụng và cách dùng ra sao? Cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị đích và các loại thuốc đích thường được sử dụng trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các loại thuốc đích điều trị ung thư gan
1. Phương pháp sử dụng thuốc đích trong điều trị ung thư gan
Điều trị đích hay liệu pháp nhắm trúng đích có tên tiếng anh là Targeted therapy. Đây là một trong những phương pháp điều trị ung thư có cơ chế là sử dụng các loại thuốc tác động vào gen hay protein chuyên biệt ở tế bào ung thư, từ đó ngăn cản sự phát triển khối u. Điều này khác với phương pháp truyền hoá chất truyền thống là tác động nhanh chóng gây độc và giết chết tế bào, gồm cả tế bào lành và tế bào ung thư.
Sử dụng thuốc đích trong điều trị ung thư nói chung và điều trị ung thư gan nói riêng được đánh giá cao vì không làm tổn thương các tế bào bình thường, ít gây hại cho cơ thể.
Đặc biệt, khi mà phương pháp hóa trị không đem lại nhiều hiệu quả đối với bệnh ung thư gan, thì liệu pháp thuốc nhắm trúng đích càng trở thành sự lựa chọn tối ưu.
Các loại thuốc đích được sử dụng trong điều trị ung thư gan gồm 2 nhóm chính:
– Thuốc phân tử nhỏ: các loại thuốc này dễ dàng được tế bào ung thư hấp thụ mà ít tác động đến các tế bào bình thường. Thuốc dích dạng phân tử nhỏ được dùng chủ yếu qua đường uống.
– Kháng thể đơn dòng: đây là những protein gắn với đích đặc hiệu của tế bào ung thư nhưng không có khả năng gắn với tế bào bình thường. Đa phần các kháng thể này được truyền qua đường tĩnh mạch.
2. Các loại thuốc đích điều trị ung thư gan phổ biến
2.1 Sorafenib (Nexavar) –Top đầu trong các loại thuốc đích điều trị ung thư gan
Sorafenib là loại thuốc đích được sử dụng khá phổ biến để điều trị ung thư gan. Tác dụng của thuốc là:
– Ngăn chặn sự tăng sinh mạch máu giúp nuôi dưỡng tế bào ung thư
– Ức chế sự hình thành và hoạt động của các men tyrosine kinase, khiến cho tế bào ung thư không phát triển được.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Sorafenib là:
– Sụt cân
– Buồn nôn hoặc nôn
– Tiêu chảy
– Chán ăn, thay đổi khẩu vị
– Da khô
– Miệng lở
– Tóc rụng
– Thay đổi giọng nói
– Cảm thấy mệt mỏi.
Bạn cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ này. Nếu một trong những bất thường nào kéo dài hoặc nặng hơn, cần báo cho bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư
2.2 Lenvatinib (Lenvima)
Loại thuốc này thường được áp dụng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan khi không thể loại bỏ khối u bằng phẫu thuật hoặc các tế bào ung thư đã di căn và gây hại cho các cơ quan khác. Lenvatinib là loại thuốc nhắm có thể nhận biết và gắn vào một số loại tế bào ung thư, nhằm ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
Khi uống thuốc này, có thể bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như:
– Mệt mỏi
– Chán ăn
– Tiêu chảy
– Tăng huyết áp cao
– Đau khớp, đau cơ
– Sút cân
– Đau bụng
– Phồng rộp ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.
Để hạn chế các tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn chỉ nên sử dụng theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.
2.3 Regorafenib (Stivarga) – Một trong các loại thuốc đích điều trị ung thư gan phổ biến
Bên cạnh điều trị ung thư đại trực tràng, Regorafenib cũng là loại thuốc hàng đầu điều trị ung thư gan. Cũng giống như các loại thuốc đích khác, thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự tăng sinh mạch máu nuôi tế bào ung thư, ức chế sự hình thành một số protein – tác nhân khiến tế bào khối u phát triển.
Thuốc này thường được sử dụng khi việc dùng thuốc Sorafenib không còn hiệu quả. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định liều dùng số lần lặp lại chu kỳ điều trị tiếp theo.
Các tác dụng phụ của thuốc này tương tự Lenvatinib. Ngoài ra, một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện như:
– Tổn thương gan
– Chảy máu nặng
– Thủng dạ dày, ruột
– Các vấn đề về tim mạch.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Các loại thuốc đích điều trị ung thư gan tuy có hiệu quả cao nhưng vẫn có tác dụng phụ.
2.4 Cabozantinib (Cabometyx)
Cabozantinib cũng là một loại thuốc nhắm trúng đích có hiệu quả trong việc điều trị ung thư gan. Cơ chế của Cabozantinib cũng giống như các loại thuốc đích khác.
Khi uống thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, chán ăn, sụt cân, táo bón, huyết áp cao… Một số trường hợp huyết áp của bệnh nhân có thể tăng rất cao, xảy ra tình trạng chảy máu nặng, và thủng dạ dày.
Như vậy, không thể phủ nhận giá trị của các loại thuốc đích trong điều trị ung thư gan. Tuy nhiên các loại thuốc này vẫn còn ít và có những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để được quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh, người bệnh cũng nên duy trì lối sống lành mạnh. Điều này sẽ góp phần tích cực để góp phần tăng hiệu lực của thuốc.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.