Trong số các bệnh lý ung thư ác tính hiện nay thì ung thư đại trực tràng có tiên lượng sống khá cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng sao cho thật chính xác và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng
1. Khái quát về ung thư đại trực tràng
Đại trực tràng là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa. Đại trực tràng bao gồm đại tràng (thành phần chính của ruột già) và trực tràng (phần nối đại tràng với hậu môn). Trong đó, đại tràng được chia thành các phần nhỏ hơn như: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng xuống, đại tràng ngang và đại tràng sigma.
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư bắt nguồn từ đại tràng hoặc trực tràng, phổ biến ở cả nam và nữ trên 40 tuổi. Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng không thực sự rõ ràng và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lành tính liên quan đến đại trực tràng.
2. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng
Để xác định một người có mắc ung thư đại trực tràng hay không, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp chẩn đoán dưới đây:
2.1. Thăm khám lâm sàng
Bước đầu tiên cần thực hiện chính là hỏi về các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải, xác định các yếu tố nguy cơ để định hướng các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn.
2.2. Nội soi đại trực tràng
Nội soi có thể coi là chỉ định đầu tiên và bắt buộc nhằm xác định tổn thương đại trực tràng. Có thể nội soi bằng ống soi mềm hoặc cứng, tùy thuộc vị trí của tổn thương là ở trực tràng hay trên khung đại tràng.
Hình ảnh thu được từ quá trình nội soi sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở đại tràng và trực tràng. Đồng thời, nội soi cũng hỗ trợ tích cực cho việc lấy mô sinh thiết xác định u lành tính hay ác tính nếu có bất thường.
Nội soi giúp phát hiện chính xác các tổn thương và định vị khối u trong đại trực tràng
2.3. Xét nghiệm máu trong phân
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể đại tiện ra máu từ giai đoạn sớm. Máu này lẫn trong phân nhưng ban đầu khó nhận ra bằng mắt thường nên việc xét nghiệm sẽ mang lại kết quả chính xác nhất.
2.4. Xét nghiệm chỉ điểm ung thư
Một trong những xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng chính là tìm ra các chất chỉ điểm ung thư như CEA, CA 19.9 hay CA 74,… trong máu của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về mức giá của niềng răng hiện nay
Thông qua xét nghiệm công thức máu, bác sĩ có thể tìm ra những chất chỉ điểm ung thư
2.5. Siêu âm ổ bụng
Siêu âm không thể giúp chúng ta phát hiện các khối u trong khung đại tràng nhưng có thể sử dụng trong chẩn đoán ung thư giai đoạn muộn. Lúc này kích thước khối u đã lớn hơn, siêu âm sẽ chỉ ra được các dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột, thành đại tràng dày lên,….
2.6. Chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp CT hay MRI có thể được bác sĩ chỉ định thay thế cho nội soi để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng trong một số trường hợp cần thiết. Điển hình như khi người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định nội soi hoặc bệnh nhân không thể hợp tác để thực hiện nội soi. Vai trò chính của hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh này là xác định giai đoạn ung thư đại trực tràng sau khi đã có chẩn đoán xác định.
3. Làm sao để điều trị ung thư đại trực tràng?
Việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng phần lớn dựa vào giai đoạn phát triển của ung thư. Ngoài ra các yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của người bệnh cũng rất quan trọng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau và xây dựng thành phác đồ chi tiết để có thể đạt được kết quả khả quan nhất cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị phổ biến nhất có thể kể đến như:
3.1. Cắt polyp
Phương pháp này thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu, bởi khối u vẫn chỉ xuất hiện tại lớp niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng chứ chưa lan rộng ra ngoài. Nếu có thể cắt bỏ hoàn toàn polyp thì người bệnh không cần làm thêm phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Phụ nữ sau sinh có được ăn chuối tây không?
Sau khi đánh giá khối u, nếu tình trạng không nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt polyp
3.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ khối u cùng với một số mô lành xung quanh nó. Đây là cách điều trị ung thư đại trực tràng phổ biến nhất hiện nay. Phẫu thuật có thể được chia thành các loại sau:
– Phẫu thuật nội soi: bệnh nhân được gây mê, ống nọi soi đi qua thành bụng để vào trong cơ thể. Ưu điểm của kỹ thuật này là vết rạch trên da sẽ nhỏ hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn so với mổ mở truyền thống mà vẫn đạt được hiệu quả tương đương.
– Mở thông đại tràng: là một phẫu thuật ít gặp, thường mở thông đại tràng ra ngoài ổ bụng, tạo ra hậu môn nhân tạo để đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Chất thải này sẽ được chuyển đến một túi nhỏ mang trên người bệnh nhân.
3.3. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để ngăn chặn khả năng tăng sinh của các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể qua truyền tĩnh mạch hoặc uống trực tiếp, sau đó những loại thuốc này sẽ ngấm vào máu để dần dần loại bỏ các tế bào ung thư trên khắp cơ thể.
Phác đồ hóa trị thường chỉ rõ số lần thực hiện, liều lượng cũng như thời gian cụ thể của mỗi đợt. Bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể chỉ dùng một loại thuốc cho cả đợt hóa trị hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau cùng một lúc.
Hóa trị có thể được thực hiện đơn lẻ hay bổ trợ trước hoặc sau phẫu thuật nhằm giảm kích thước khối u, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn chặn ung thư tái phát.
3.4. Xạ trị
Bằng cách sử dụng nguồn bức xạ năng lượng cao, xạ trị có thể tác động lên cơ thể để vô xóa sổ các tế bào ung thư. Tương tự như hóa trị, xạ trị thường được chỉ định bổ trợ trước hoặc sau phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u và tiêu diệt các tế bào ung th
ư còn sót.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích về cách chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng. Khi nghi ngờ bất cứ dấu hiệu ung thư nào, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.