Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Theo thời gian, bệnh càng tiến triển nặng và gây khó khăn cho việc điều trị. Vậy có thể điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối không?
Bạn đang đọc: Có thể điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối không?
1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?
Tùy thuộc vào kích thước và phạm vi xâm lấn của khối u mà ung thư dạ dày được phân chia thành 5 giai đoạn phát triển, theo mức độ nặng dần từ 0 đến 4. Trong đó, giai đoạn 4 cũng chính là giai đoạn cuối của bệnh. Đây cũng là giai đoạn có diễn biến phức tạp và nguy hiểm nhất, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Cụ thể, ở giai đoạn cuối, khối u trong dạ dày đã xâm lấn các hạch bạch huyết cũng như các mô và cơ quan xung quanh. Tế bào ung thư cũng di căn đến các bộ phận ở xa dạ dày như phổi, não, xương hay phúc mạc.
Kích thước khối u ở giai đoạn cuối đã tăng lên nhiều lần và xâm lấn nhiều cơ quan xa dạ dày
2. Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Khi bước sang giai đoạn cuối cùng, các dấu hiệu của ung thư dạ dày sẽ được thể hiện rõ ràng và thường xuyên trên cơ thể người bệnh. Nguyên nhân là vì kích thước khối u đã tăng lên nhiều lần, chèn ép lên dạ dày và các cơ quan lân cận, đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan ở xa.
Các triệu chứng điển hình có thể kể đến như sau:
– Đau đớn: cơn đau tăng dần cả về tần suất và mức độ, kể cả khi bụng no hay đói.
– Rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng: các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng nề ở giai đoạn cuối nên tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ diễn ra nặng nề hơn. Khi ăn, bệnh nhân luôn cảm thấy buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn xong.
– Xuất huyết tiêu hóa: khối u ngày càng to lên và phát triển mạnh có thể làm vỡ mạch máu, loét ổ bụng, dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
– Táo bón hoặc tiêu chảy: rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, vô cùng bất tiện cho việc sinh hoạt của người bệnh.
3. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có tiên lượng sống rất thấp. Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là nhằm ngăn chặn sự phát triển của khối u, giảm bớt các triệu chứng và cảm giác đau đớn, đồng thời kéo dài tuổi thọ của người bệnh.
Các phương pháp điều trị có thể được cân nhắc sử dụng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp nhắm trúng đích.
3.1. Phẫu thuật
Ở giai đoạn cuối, ung thư dạ dày đã xâm lấn khắp cơ thể nên phẫu thuật không phải là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật nếu xảy ra tình trạng chảy máu trong khối u, hoặc khối u chèn ép lên các cơ quan gây đau đớn và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tất tần tật về bọc răng sứ titan
Phẫu thuật thường ít được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
3.2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để loại bỏ tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể được đưa vào cơ thể người bệnh bằng cách tiêm hoặc uống trực tiếp. Sau đó, chúng sẽ phân bố khắp cơ thể rồi tác động lên các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào này.
Đối với ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì hóa trị chính là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, hóa trị có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng xạ trị hay bổ trợ cho phẫu thuật. Phương pháp này giúp kìm hãm sự phát triển và tăng sinh của tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn, làm cho việc loại bỏ tế bào ung thư trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, do sử dụng thuốc hóa chất nên hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, buồn nôn, suy giảm hệ miễn dịch,… Vì vậy, hóa trị thường được tiến hành theo chu kỳ, sau mỗi chu kỳ người bệnh sẽ có thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu chu kì tiếp theo. Người bệnh cần lưu ý và thường xuyên trao đổi về tình trạng của mình với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh.
3.3. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng các tia bức xạ năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị cũng có thể hỗ trợ cho phẫu thuật hoặc kết hợp với hóa trị nhằm tối ưu hiệu quả trong việc loại bỏ khối u và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.
Xạ trị ung thư giai đoạn cuối không mang lại hiệu quả cao như hóa trị nhưng lại không gây đau đớn và có thể thực hiện liên tục trong vài tháng mà không cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi xạ trị như nôn và buồn nôn, tổn thương da vùng chiếu xạ hay suy nhược cơ thể.
3.4. Liệu pháp nhắm trúng đích
Nhắm trúng đích là phương pháp điều trị mới cho ung thư giai đoạn muộn. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc đích có khả năng định vị chính xác tế bào ung thư để tiêu diệt chúng thay vì gây hại đến cả các tế bào lành.
>>>>>Xem thêm: Cẩm nang toàn diện chăm sóc răng bị ê buốt
Các loại thuốc nhắm trúng đích sẽ hạn chế tối đa tình trạng tiêu diệt nhầm tế bào bình thường
Điều trị đích cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư, đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị khác.
Trong quá trình điều trị ung thư dạ dày, ngoài tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị thì người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Hãy tái khám định kỳ với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích và phục hồi nhanh hơn bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.