So với các bệnh ung thư ác tính khác, ung thư vú có thể điều trị hoàn toàn nếu người bệnh đi khám và phát hiện khối u ngay từ giai đoạn sớm. Để làm được điều đó, hãy để ý ngay các triệu chứng ung thư vú được chỉ ra trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 4 triệu chứng ung thư vú dễ phát hiện nhất
1. 4 triệu chứng ung thư vú thường gặp
Các triệu chứng ban đầu của ung thư vú có thể được nhận biết bằng cách quan sát hoặc sờ nắn, trong đó có 4 triệu chứng dễ phát hiện nhất như sau:
1.1. Đau ở vùng ngực
Nếu bạn thấy đau ở ngực và vùng xung quanh thì hãy cảnh giác, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, kèm cảm giác nóng rát nhưng không theo bất cứ quy luật nào và ngày càng dữ dội. Lúc này bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Khi khối u hình thành tại các mô vú thì vùng ngực chính là vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng
1.2. Vùng da ngực có những thay đổi nhất định
Hầu hết những người mắc ung thư vú đều xảy ra tình trạng da ở vùng ngực bị thay đổi màu sắc hay xuất hiện thêm các nếp nhăn, vết lõm như lúm đồng tiền. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy ngứa và mọc mụn nước xung quanh ngực.
1.3. Da sưng lên hoặc nổi hạch gần ngực
Một trong những triệu chứng ung thư vú chính là sưng hạch bạch huyết. Nếu tình trạng này kéo dài vài ngày mà không khỏi thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
1.4. Đau vùng lưng, vai hoặc gáy
Ngoài cảm giác đau ở ngực, một số người bệnh ung thư vú lại cảm thấy đau ở vùng lưng, vai hoặc gáy. Triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp nên bạn không nên chủ quan.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý quan trọng khi đến nha khoa cấy ghép Implant
Hãy cảnh giác với những cơ đau ở lưng, vai hay gáy nếu chưa biết rõ nguyên nhân
2. Các giai đoạn phát triển của ung thư vú và cách điều trị
Ung thư vú thường phát triển theo 5 năm giai đoạn, với mức độ nặng dần từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Cụ thể:
2.1. Giai đoạn 0
Với ung thư vú giai đoạn đầu, các tế bào ung thư thường được phát hiện trong các ống dẫn sữa. Bệnh ở giai đoạn này còn được gọi là ung thư vú không xâm lấn hay ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ.
Nếu điều trị ngay từ giai đoạn 0, người bệnh chỉ cần loại bỏ khối u, các mô lành ở xung quanh chưa bị ảnh hưởng nên vẫn có thể bảo toàn được tuyến vú. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được chỉ định xạ trị bổ trợ để ngăn chặn ung thư tái phát.
2.2. Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 của ung thư vú thường được chia nhỏ thành giai đoạn 1A và 1B. Trong đó, kích thước khối u ở giai đoạn 1A là khoảng 2cm, chưa lan sang các hạch bạch huyết. Tới giai đoạn 1B, khối u ở vú đã lan tới cả các hạch bạch huyết ở nách.
Tuy nhiên, giai đoạn 1 vẫn được coi là giai đoạn sớm của ung thư vú. Việc điều trị vẫn có thể được tiến hành thông qua phẫu bảo tồn kết hợp hóa trị hoặc xạ trị.
2.3. Giai đoạn 2
Ung thư vú giai đoạn 2 cũng được chia nhỏ thành giai đoạn 2A và 2B, với các khối u có kích thước từ 2-5cm. Bệnh nhân ung thư vú nếu đi khám ở giai đoạn 2 có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp hormone.
2.4. Giai đoạn 3
Nếu ung thư vú phát triển đến giai đoạn 3 thì đồng nghĩa với việc các tế bào ung thư đã lan ra ngoài vú, xâm lấn các vị trí khác và hình thành khối u ở 4-9 hạch bạch huyết. Phương pháp điều trị ung thư vú ở giai đoạn này cũng tương tự như ở giai đoạn 2.
2.5. Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 cũng chính là giai đoạn cuối của ung thư vú. Lúc này tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan khác ở trên cơ thể người bệnh. Các vị trí dễ bị ung thư vú di căn đến là não, phổi, gan và xương.
Mục tiêu điều trị cho người bệnh ung thư vú giai đoạn cuối là giảm các triệu chứng ung thư, kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người bệnh thông qua các phương pháp điều trị tích cực.
3. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư vú
Ngoài việc nhận biết sớm các triệu chứng ung thư vú, chị em phụ nữ nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp dưới đây:
3.1. Tích cực ăn các loại rau củ quả
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những loại rau xanh thuộc họ cải như cải xoăn, bắp cải,… có hàm lượng glucosinolate cao, giúp ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư vú. Nhờ vậy, chúng có khả năng giảm từ 20-40% tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới.
>>>>>Xem thêm: “Cấp cứu” kịp thời một trường hợp nhổ răng số 8 còn sót chân răng
Rau củ quả là những thực phẩm rất tốt, giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh
3.2. Hạn chế hấp thụ một số loại chất béo không có lợi
Các loại chất béo không có lợi có trong thực phẩm chiên rán, đồ chế biến sẵn, các loại bánh ngọt, pizza,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư vú. Vì vậy, hãy hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm này nếu bạn muốn ngăn chặn nguy cơ bị ung thư vú.
3.3. Không uống nhiều đồ uống có chứa cồn
Khi hàm lượng cồn mà bạn hấp thụ tăng cao sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều estrogen hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để các tế bào ung thư hình thành và phát triển trong vú. Vì lý do đó, hãy tránh xa bia rượu, thậm chí là đồ uống có ga ngay từ bây giờ.
3.4. Bỏ hút thuốc lá
Người thường xuyên hút thuốc lá, nhất là phụ nữ dưới 20 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 30% so với những người khác. Ngay cả việc hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư vú.
3.5. Quan tâm đến cơ thể và đi khám định kỳ
Một biện pháp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả khác mà bạn có thể làm chính là luôn chú ý tới tình trạng của ngực và tự kiểm tra tại nhà. Đồng thời thường xuyên chơi thể thao và tập thể dục đều đặn cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Ngoài ra, bạn cũng nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm để thực hiện các chẩn đoán hình ảnh hay xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện sớm ung thư vú.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y k
hoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.