Ung thư đại tràng – Từ A – Z các kiến thức cần lưu ý

Là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ung thư đại tràng gây nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời tỷ lệ điều trị thành công có thể lên đến 90%. Nắm được những thông tin về bệnh sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng và chủ động thăm khám phát hiện bệnh kịp thời. 

Bạn đang đọc: Ung thư đại tràng – Từ A – Z các kiến thức cần lưu ý

1. Khái niệm về bệnh

Bệnh ung thư đại tràng hay còn có tên tiếng anh là Colon Cancer. Đây là bệnh ung thư tiêu hóa phổ biến, xuất phát từ đại tràng. Lúc đầu các tế bào ác tính chỉ xuất hiện ở phần niêm mạc sau đó phát triển và lan rộng. Ở giai đoạn muộn ung thư đại tràng sẽ di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. 

Phần lớn ung thư này bắt nguồn từ polyp đại tràng. Mặc dù đa số polyp đều là lành tính tuy nhiên 1 số loại polyp có thể phát triển thành ung thư. Trong đó polyp tuyến là loại polyp có thể phát triển thành ung thư còn polyp tăng sản và polyp viêm thường lành tính nên thường không có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Ung thư đại tràng – Từ A – Z các kiến thức cần lưu ý

Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư đường tiêu hóa ác tính

2. Ung thư đại tràng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thường có tiên lượng tương đối tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cơ hội điều trị thành công có thể lên tới 90% với bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn, tiên lượng kém hơn khiến việc điều trị khó khăn hơn và cũng đe dọa tính mạng người bệnh. Cụ thể ở giai đoạn II khoảng 80 – 83%, ở giai đoạn III chỉ còn khoảng 60% và khi bệnh ở giai đoạn IV chỉ còn khoảng 11%.

3. Nguy cơ ung thư đại tràng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh cụ thể:

– Yếu tố di truyền:Những người có người thân như cha mẹ, anh em ruột… có tiền sử bị ung thư đại tràng thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.  

– Các tổn thương tiền ung thư: Người mắc các bệnh như viêm đại tràng, bệnh Crohn, Polyp đại tràng… cũng có nguy cơ cao hơn.

– Yếu tố ăn thiếu hợp lý: Với những người có chế độ ăn ít chất xơ, ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn đồ chiên rán… làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở đại tràng.  

– Người bị béo phì, thừa cân: Những người này cũng có nguy cơ bị ung thư ở đại tràng cao hơn. 

– Ít vận động: Những người ít vận động, ngồi nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Người thường xuyên hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

– Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn mặc dù người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh.

4. Dấu hiệu của ung thư đại tràng

Ở giai đoạn sớm bệnh thường ít có triệu chứng rõ rệt. Nếu có cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn. Các triệu chứng ung thư có thể kể đến như:

– Đau bụng kéo dài, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội.

– Người bệnh cảm thấy chán ăn, cảm giác ăn không ngon, bị buồn nôn hoặc nôn.

– Máu trong phân kèm theo nhầy.

– Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên, hoặc cảm giác đi đại tiện không hết phân.

– Tính chất và hình dạng phân thay đổi như phân mỏng dẹt, phân nát, có mùi hôi tanh bất thường. 

– Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. 

Tìm hiểu thêm: Hàn răng kiêng ăn gì để vết trám bền lâu?

Ung thư đại tràng – Từ A – Z các kiến thức cần lưu ý

Mệt mỏi suy nhược cơ thể là 1 trong những triệu chứng ung thư đại tràng

5. Điều trị và phòng bệnh

5. 1 Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và thể trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích… là những phương pháp điều trị chủ yếu:

Phẫu thuật: Phương pháp này thực hiện nhằm loại bỏ khối u. Phẫu thuật có thể được kết hợp với xạ trị và hóa trị. Phương pháp này thường được thực hiện ở giai đoạn đầu của bệnh khi khối u còn nhỏ và các tế bào ác tính chưa di căn ra các bộ phận khác của cơ thể. Tùy vào tình trạng cụ thể mà người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở. 

Xạ trị: Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện trước phẫu thuật, kết hợp với phương pháp hóa trị hoặc thực hiện riêng lẻ.

Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể dùng đường thuốc dạng uống hoặc đường tiêm truyền. Tùy theo giai đoạn hóa trị có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị bệnh hoặc sử dụng riêng lẻ..

Phương pháp điều trị đích: Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhắm đến các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào làn. 

Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp nâng cao hệ thống miễn dịch giúp chống lại tế bào ung thư. Phương pháp này có thể kết hợp cùng với các phương pháp điều trị bệnh.

Để điều trị ung thư, 1 phương pháp riêng lẻ ít mang lại hiệu quả. Phác đồ đa mô thức là giải pháp giúp điều trị ung thư toàn diện và nâng cao hiệu quả. Đây là phương pháp sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tiêu diệt khối u. Có thể kết hợp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích liệu pháp… miễn dịch tùy theo từng người bệnh cụ thể.

5. 2 Phòng ngừa ung thư đại tràng

Để phòng bệnh bạn nên thực hiện 1 số biện pháp như sau:

– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra nên hạn chế các loại thịt đỏ, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ uống có cồn… để phòng bệnh.

Ung thư đại tràng – Từ A – Z các kiến thức cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng ung thư tuyến tụy giai đoạn I

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh phòng ung thư

– Tránh xa thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng trong đó có cả người hút thuốc thụ động do đó hãy tránh xa khói thuốc để bảo vệ sức khỏe.

– Tránh tình trạng thừa cân béo phì, hãy duy trì chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để có cân nặng hợp lý. 

– Duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng bệnh tật.

Ung thư đại tràng là 1 trong những bệnh ung thư tiêu hóa nguy hiểm. Do đó cần nắm vững cá
c kiến thức để phòng bệnh. Ngoài ra nếu phát hiện ở giai đoạn đầu bệnh có tiên lượng tốt và khả năng điều trị thành công cao. Do đó nếu thấy các dấu hiệu bất thường, hãy đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *