Điểm mặt 5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng cần lưu ý

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại có diễn biến âm thầm khó nhận biết. Làm thế nào để phân biệt dấu hiệu ung thư đại trực tràng với các bệnh lý tiêu hóa khác? Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng mà bạn không nên bỏ qua. 

Bạn đang đọc: Điểm mặt 5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng cần lưu ý

1. Ung thư đại trực tràng – Khái quát về bệnh

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ung thư tiêu hóa phổ biến. Ung thư có thể bắt đầu từ bất kỳ vị trí nào của đại tràng hoặc trực tràng. Lúc đầu các tế bào ung thư bắt nguồn từ lớp niêm mạc sau đó tiến triển và xâm lấn sang các mô cơ và ở giai đoạn muộn, khối u bắt đầu di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. 

Ung thư đại tràng được chia làm 4 giai đoạn, ở giai đoạn sớm bệnh có tiên lượng tốt, khả năng điều trị thành công cao. Khi đã sang giai đoạn sau của bệnh, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn và tiên lượng dè dặt hơn.

Điểm mặt 5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng cần lưu ý

Ung thư đại trực tràng khá phổ biến và nguy hiểm

Đối tượng dễ mắc ung thư đại trực tràng phổ biến ở lứa tuổi trung niên, thường là ngoài 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Những người có tiền sử viêm loét đại tràng hoặc có polyp đại tràng cũng có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Ngoài ra nếu có người thân trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng thì tỷ lệ bị ung thư cũng cao hơn.

2. 5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng không nên bỏ qua

Ở giai đoạn đầu ung thư đại trực tràng thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các dấu hiệu mới rõ hơn. Nhận biết sớm các triệu chứng ung thư đại trực tràng sẽ giúp phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư đại trực tràng mà bạn có thể tham khảo:

2. 1 Đau bụng kéo dài

Đây là 1 trong những dấu hiệu nhận biết ung thư đại trực tràng. Lý do là vì khối u trong lòng đại trực tràng gây ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột và gây ra các cơn đau. Tuy nhiên đau bụng cũng là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Do vậy dấu hiệu này thường dễ bị người bệnh bỏ qua hoặc không chú ý. 

Dù dễ nhầm lẫn nhưng bạn cũng có thể phân biệt được triệu chứng đau bụng do ung thư đại trực tràng. Cơn đau do bệnh lý ung thư đại trực tràng thường kéo dài bất thường và không hết. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dôi.Vì vậy nếu thấy đau bụng trong thời gian dài mà không rõ nguyên do thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. 

Tìm hiểu thêm: Ung thư trực tràng giai đoạn II có chữa khỏi không?

Điểm mặt 5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng cần lưu ý

Đau bụng kéo dài là một trong những dấu hiệu ung thư đại trực tràng

2. 2 Phát hiện máu trong phân

Khi bị ung thư đại trực tràng người bệnh có thể thấy phân lẫn máu. Tuy nhiên đôi khi máu trong phân có màu đen hoặc nâu nên khá khó nhận biết. Ngoài ra hiện tượng máu trong phân có thể nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên điều khác biệt đó là bệnh trĩ thì sẽ đi ngoài ra máu tươi còn máu trong phân ở bệnh ung thư đại trực tràng thường là nhầy máu. Đây cũng là dấu hiệu khá điển hình nên nếu phát hiện dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra. 

2. 3 Thay đổi trạng thái và hình thái phân

Thay đổi trạng thái phân ở người bị ung thư đại trực tràng biểu hiện ở chỗ người bệnh lúc bị táo bón lúc lại tiêu chảy. Lý do là khối u trong đại trực tràng gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bộ phận này và gây táo bón hoặc tiêu chảy thất thường. 

Hình thái phân mỏng dẹp: Đây là dấu hiệu ung thư đại trực tràng mà bạn cũng cần phải quan tâm. Nguyên nhân gây ra sự thay đổi hình thái phân là do khối u  trong lòng đại trực tràng cản trở. Điều này sẽ khiến kích thước và hình thái phân thay đổi. Vì vậy nếu phát hiên thấy dấu hiệu này, bạn cần cảnh giác. 

2. 4 Cân nặng giảm nhiều một cách đột ngột, bất thường

Giảm quá nhiều cân trong thời gian ngắn, giảm cân dù không trong chế độ ăn kiêng hoặc tập luyện đều là bất thường. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân là khi bị ung thư, các tế bào ung thư lấy rất nhiều năng lượng và hệ miễn dịch cũng cần năng lượng để chống lại bệnh tật. Do đó, người bệnh sẽ bị sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân. Dù ăn uống đầy đủ bệnh nhân cũng rất khó tăng cân trở lại.

2. 5 Các triệu chứng khác

Cùng với các dấu hiệu cụ thể trên, người bệnh ung thư đại trực tràng cũng xuất hiện 1 số dấu hiệu bất thường khác. Điển hình người bệnh có thể gặp phải những vấn đề:

– Người bệnh chán ăn, ăn không ngon, mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn, nôn

– Thiếu máu, cơ thể xanh xao do thiếu sắt

– Người bệnh xuất hiện dấu hiệu vàng da, mệt mỏi, yếu ớt

Điểm mặt 5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Cần chuẩn bị gì cho sinh mổ lần đầu?

Chán ăn mệt mỏi… là dấu hiệu ung thư đại trực tràng cần lưu ý

3. Phòng ung thư đại trực tràng như thế nào

Các dấu hiệu ung thư đại trực tràng thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn. Do đó phòng bệnh là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe. Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, kiểm tra sức khỏe, nội soi đại trực tràng định kỳ là giải pháp phòng bệnh mà bạn nên tham khảo 

– Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Việc này vừa giúp cung cấp vitamin tăng sức đề kháng vừa giúp bảo vệ chức năng của đại trực tràng. Trong rau xanh và hoa quả cũng cung cấp chất xơ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Ngoài ra bạn nên hạn chế sử dụng thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm lên men.

– Tăng cường hoạt động thể dục thể thao, vận động giúp  tăng sức đề kháng cho cơ thể phòng bệnh.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nội soi đại trực tràng để kịp thời phát hiện polyp loại bỏ nguy cơ ung thư. Đây là việc làm hiệu quả để phòng bệnh ung thư đại trực tràng.

Trên đây là những dấu hiệu ung thư đại trực tràng mà bạn không nên bỏ qua. Những Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường. Vì vậy nếu cảm thấy có vấn đề bất thường hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám. Ngoài ra hãy kiểm tra sức khỏe, nội soi đại trực tràng định kỳ để sớm phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay
thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *