Ung thư dạ dày – Từ A – Z những điều cần lưu ý

Ung thư dạ dày là 1 trong những bệnh ung thư tiêu hóa thường gặp nhất. Nếu phát hiện muộn, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Làm thế nào để phòng bệnh, dấu hiệu nhận biết kịp thời… là những điều bạn cần lưu ý.

Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày – Từ A – Z những điều cần lưu ý

1. Khái quát chung về bệnh

1. 1 Khái niệm bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường. Chúng phát triển nhanh chóng và xâm lấn các mô lành xung quanh. Nếu không được điều trị các tế bào ác tính sẽ  dần lan ra các cơ quan xa hơn trên cơ thể. 

Bệnh được chia làm 5 giai đoạn dựa trên sự phát triển của bệnh, cụ thể:

– Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn sớm của ung thư. Lúc này các tế bào ác tính mới xuất hiện ở lớp niêm mạc chưa xâm lấn vào lớp cơ và các hạch bạch huyết.

– Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã xâm lấn đến lớp thứ 2 của dạ dày. Tuy nhiên lúc này bệnh vẫn ở giai đoạn sớm.

– Giai đoạn 2: Lúc này các tế bào ác tính đã vượt qua lớp niêm mạc và lan đến lớp cơ. 

– Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3 ung thư đã lan ra các hạch bạch huyết và một số cơ quan lân cận.

– Giai đoạn 4: Ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã di căn ra khắp cơ thể nên tiên lượng kém, điều trị khó khăn.

Ung thư dạ dày – Từ A – Z những điều cần lưu ý

1. 2 Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày có thể kể đến như sau:

Bị viêm dạ dày mạn tính: Viêm loét dạ dày không được điều trị sẽ trở thành mạn tính dẫn đến teo niêm mạc dạ dày và lâu dần có thể dẫn đến ung thư.

Nhiễm vi khuẩn HP: Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương tiền ung thư. Đây cũng là 1 trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.

Gia đình có người bị ung thư dạ dày: Những người có tiền sử người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư dạ dày cũng có nguy cơ ung thư cao hơn.

Chế độ ăn thiếu hợp lý: Chế độ ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích..), dưa muối… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ tăng khả năng điều trị thành công. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu bệnh thường ít triệu chứng. Các triệu chứng của bệnh cũng thường bị nhầm với các bệnh tiêu hóa thông thường. Một số triệu chứng cảnh báo ung thư ở dạ dày mà bạn nên lưu ý là:

2. 1 Đau bụng vùng thượng vị

Đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh ung thư dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng ức. Có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện chung của nhiều bệnh đường tiêu hóa. Do đó khi thấy tình trạng đau bụng thượng vị kéo dài nên đi khám để được chẩn đoán.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Đẻ mổ có được ăn bánh chưng không

Ung thư dạ dày – Từ A – Z những điều cần lưu ý

Đau bụng thượng vị là một trong những dấu hiệu bệnh

2. 2 Chướng bụng, đầy hơi, ợ chua

Người bệnh ung thư dạ dày thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ợ chua hoặc ợ nóng. Đặc biệt cảm giác này tăng lên khi ăn no. Tuy nhiên nhiều người thường cho rằng đây là triệu chứng của các bệnh tiêu hóa thông thường. Cần theo dõi dấu hiệu này kết hợp với các triệu chứng khác để kịp thời khám, kiểm tra.

2. 3 Chán ăn, ăn uống kém

Ung thư cũng sẽ gây ra tình trạng chán ăn, ăn không ngon. Do đó khi gặp triệu chứng này kết hợp với 1 số dấu hiệu như đau bụng, sụt cân… thì cần đi khám.

2. 4 Mệt mỏi, giảm cân

Tình trạng cơ thể suy nhược, sụt cân bất thường là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư trong đó có dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn sụt cân do đang trong chế độ ăn kiêng, tập luyện thì không được gọi là bất thường. Chỉ khi sụt cân không rõ nguyên nhân trong 1 thời gian ngắn thì mới là dấu hiệu đáng lưu ý.

2. 5 Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo ung thư không được chủ quan. Trong đó nôn ra máu, đi ngoài phân đen là những dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy khi thấy một trong những dấu hiệu này thì nên đi khám để được chẩn đoán.

3. Điều trị ung thư dạ dày – các phương pháp chính

Để điều trị bệnh, có các phương pháp chính như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Tùy theo tình trạng cụ thể của từng người sẽ có phác đồ riêng phù hợp.

3. 1 Phẫu thuật

Thường được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn sớm. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng phần dạ dày bị tổn thương có thể kết hợp với vét hạch. Có thể phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi tùy tình trạng của bệnh nhân.

3. 2 Hóa trị 

Hóa trị ung thư là sử dụng thuốc điều trị ung thư qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Thông thường hóa trị có thể dùng kết hợp với phẫu thuật. Trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ác tính còn sót lại. Ngoài ra hóa trị cũng có thể dùng ở ung thư giai đoạn muộn để giảm nhẹ triệu chứng.

Ung thư dạ dày – Từ A – Z những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Ngăn ngừa ung thư đầu cổ bằng nghệ

Hóa trị trong điều trị ung thư

3. 3 Xạ trị ung thư dạ dày

Là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng bổ trợ cho phẫu thuật, kết hợp với hóa trị trong 1 số trường hợp.

3. 4 Điều trị trúng đích

Đây là phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. 

4. Các phương pháp phòng bệnh ung thư dạ dày

Để phòng bệnh bạn nên thực hiện 1 số lời khuyên như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua, đồ chứa nhiều muối, dầu mỡ. Tăng các loại rau xanh và hoa quả. Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích để bảo vệ đường tiêu hóa.

Khám và điều trị sớm, triệt để các bệnh dạ dày: Các bệnh lý như viêm loét dạ dày, polyp, HP.. nếu không điều trị có thể làm tăng nguy cơ ung thư do đó cần điều trị sớm.

Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng stress làm ảnh hưởng lớn đến dạ dày do đó cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Tập thể dục thể thao đều đặn nâng cao sức đề kháng, giúp phòn
g ngừa bệnh tật.

Ung thư dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nên ngoài các phương pháp phòng bệnh, bạn cần đi khám tầm soát định kỳ để kịp thời phát hiện. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh sau nhiều năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *