Ung thư màng phổi là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và làm sao để tầm soát sớm bệnh là câu hỏi rất đáng quan tâm. Trang bị kiến thức chung về bệnh ung thư màng phổi, giúp bạn chủ động phòng ngừa dễ dàng hơn.
Bạn đang đọc: Các phương pháp tầm soát sớm bệnh ung thư màng phổi
1. Bệnh ung thư màng phổi là bệnh gì?
Có nhiều người biết đến bệnh ung thư phổi. Thế nhưng cũng không phải ai cũng nghe nhắc đến bệnh ung thư màng phổi. Và khi được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này thì họ bối rối, không biết cụ thể căn bệnh này như thế nào.
Ung thư màng phổi là tế bào ung thư xuất hiện tại khoang màng phổi và dọc theo màng phổi. Về cấu tạo giữa phổi và thành ngực được bao bọc bởi 2 lớp màng, một lớp màng bao bọc phổi, một lá màng lót thành ngực. Giữa hai lớp màng được gọi là khoang màng phổi có dịch màng phổi giúp hai lá phổi dễ dàng di chuyển trong lồng ngực. Khi khối u ác tính xuất hiện trong khoang màng phổi sẽ xảy ra ung thư màng phổi.
Ung thư màng phổi có hai loại:
Ung thư mang phổi là bệnh xuất hiện khối u ác tính ở khoang màng phổi
1.1. Thứ nhất, ung thư màng phổi nguyên phát
Tức là khối u ác tính phát triển ngay trong khoang màng phổi. Loại ung thư này được biết đến duy nhất hiện nay với tên gọi ung thư biểu mô màng phổi ác tính. Theo thống kê đây là loại ung thư khá hiếm gặp.
1.2. Thứ hai, ung thư màng phổi thứ phát
Tức là ung thư di căn vào màng phổi. Loại ung thư này khá phổ biến. Bệnh xuất hiện khi bệnh nhân bị ung thư ở các vị trí khác như ung thư vú, buồng trứng, tụy, ruột, đại tràng… rồi di căn đến màng phổi. Tất cả những bệnh nhân từng mắc ung thư đều có nguy cơ di căn vào phổi. Nếu tỷ lệ điều trị các loại ung thư nguyên phát này chưa thành công thì chiếm khoảng 1/2000 bệnh nhân.
2. Triệu chứng nhận biết sớm bệnh ung thư màng phổi
Cũng giống hầu hết các loại ung thư khác, ở giai đoạn sớm bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Những triệu chứng xuất hiện sớm cũng rất giống với các bệnh lý về hô hấp khác. Thông thường, người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
Ho, ho khan, ho kéo dài trên 3 tuần, một tháng, uống thuốc trị ho không có tác dụng.
Đau tức ngực sau ho hoặc sau khi hít thở sâu.
Khó thở, nhất là khi hoạt động mạnh, leo cầu thang.
Chán ăn không rõ nguyên nhân.
Mệt mỏi, thiếu sức sống.
Sút cân không lý do.
Bệnh nhân có các triệu chứng của thiếu máu: da xanh xao, tím tái, niêm mạc nhợt.
Bị vã mồ hôi như người bị cảm.
Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ.
Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân bị ho ra máu, tức ngực nặng.
Khi khối u màng phổi xuất hiện cũng gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề miệng hôi ăn gì để hơi thở thơm tho hơn
Ho là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư phổi nói chung
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư màng phổi
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư màng phổi nguyên phát là tiếp xúc với amiăng. Amiang là nguyên liệu chính trong tấm lớp fibro xi măng. Khi con người tiếp xúc với tất cả các quy trình sản xuất và sử dụng tấm lợp fibro xi măng đều có thể hít phải bụi amiăng. Tấm lớp fibro ximăng này trong một thời gian dài là nguyên liệu chủ yếu người dân Việt Nam tại các vùng nông thôn sử dụng do giá thành rẻ. Việc ăn phải nước mưa hứng bằng tấm lợp này cũng dẫn đến việc hấp thụ bụi amiang gây bệnh ung thư.
Những người trên 45 tuổi, càng lớn tuổi nguy cơ càng cao.
Những người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào, những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá, thuốc lào.
Thường xuyên uống rượu bia.
Nhóm người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ.
Những người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn…
Sống trong gia đình có tiền sử nhiều người bị bệnh ung thư.
Những người có tổn thương mạn tính tại phổi.
4. Tầm soát sớm ung thư màng phổi bằng cách nào?
Với sự tiến bộ của y học, các bệnh về ung thư đều có thể được chẩn đoán sớm. Với bệnh này, hiện nay có những phương pháp tầm soát sớm sau đây.
4.1. Phương pháp chụp X-Quang phổi
Chụp X-Quang phổi định kỳ là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém. Thực hiện phương pháp này ngay cả y tế tuyến cơ sở như tuyến quận, huyện đều đã có thể thực hiện được. Với chụp X-Quang phổi có thể phát hiện các tổn thương phổi, các khối u đơn độc kích thước 10mm. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn để xác định chính xác.
Tuy nhiên chụp X-Quang phổi còn một số hạn chế như không phát hiện được các tổn thương nhỏ đỉnh phổi, trung tâm rốn phổi, trung thất, sau bóng tim, các khối u lấp sau xương sườn, các khối u kích thước nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Đâu là cách phát hiện ung thư sớm hiệu quả?
Ung thư mang phổi hoàn toàn có thể phát hiện ở giai đoạn rất sớm nhờ thăm khám định kỳ
4.2. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính lồng ngực xác định ung thư sớm
Có thể nói đây là tiến bộ lớn của lĩnh vực sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi nói chung. Với phương pháp này, những bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ tăng lên 20% số trường hợp phát hiện sớm ra bệnh so với chụp X-Quang thông thường. Việc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều xạ thấp hàng năm là phương pháp rất hiệu quả trong sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh liên quan đến ung thư phổi.
4.3. Phương pháp nội soi phế quản nhờ ánh sáng huỳnh quang
Với phương pháp này sẽ phát hiện sớm được các tổn thương niêm mạc phế quản. Sau đó sinh thiết xác định chính xác có tế bào ung thư hay không. Tuy nhiên các tổn thương dạng loạn sản thì khó xác định được bằng nội soi phế quản ảnh sáng trắng đơn thuần.
4.4. Phương pháp nội soi phế quản sử dụng công nghệ NBI
Công nghệ nguồn sáng NBI giúp tăng cường khả năng hiển thị mao mạch và cấu trúc khác trên bề mặt niêm mạc. Với hình ảnh phóng đại gấp nhiều lần giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác những vùng nghi ngờ tổn thương và sinh thiết niêm mạc tại chỗ để chẩn đoán tổn thương đó có phải là ung thư hay không.
4.5. Phương pháp xét nghiệm máu: xét nghiệm công thức, sinh hóa máu
Với các xét nghiệm này hỗ trợ giúp bác sĩ tìm ra dấu ấn của tế bào ung thư.
Đồng thời giúp bác sĩ phân biệt ung thư với các bệnh lý khác.
Hiện nay bệnh ung thư phổi nói chung và ung thư màng phổi nói riêng có tỷ lệ tử vong khá cao. Do đó, khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh ung thư sớm là một trong những cách đơn giản và hiệu quả, chi phí ít tốn kém để yên tâm sống khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.