Ung thư nguyên bào thần kinh là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh, bố mẹ có thể giúp con có cơ hội điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh
1. Ung thư nguyên bào thần kinh là bệnh gì?
Ung thư nguyên bào thần kinh là khối u ác tính có tính chất cứng. Khối u này bắt nguồn từ mô thần kinh ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông. Thông thường có đến ⅓ trường hợp mắc bệnh này khối u có gốc ở mô tuyến thượng thận trong ổ bụng. Ung thư nguyên bào thần kinh là bệnh đặc trưng ở trẻ nhỏ, có đến 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.
Ung thư nguyên bào thần kinh là kết quả của các tế bào bất thường trong thời kỳ phôi thai hoặc bào thai. Các tế bào non liên tục phân chia, phát triển bất thường tạo ra khối u. Đa số sẽ thành ung thư, một số khối u lành tính được coi là u hạch thần kinh.
Hình ảnh 1 khối u nguyên bào thần kinh
2. Dấu hiệu bệnh ung thư nguyên bào thần kinh
2.1. Dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh thường gặp
Áp lực từ các khối u sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng toàn cơ thể cho trẻ. Nếu khối u di căn vào xương, trẻ sẽ có triệu chứng đau nhức khớp xương, trẻ khó khăn trong đi lại, đi khập khiễng…
Ngoài ra, các dấu hiệu phổ biến của u nguyên bào thần kinh còn bao gồm:
Khối u ở ngực, cổ, bụng hoặc vùng chậu xuất hiện nhô lên.
Xuất hiện những tổn thương da, những cục nhỏ dưới da với mảng da màu xanh hoặc tím.
Ung thư lan ra phía sau nhãn cầu sẽ gây ra triệu chứng gây lồi mắt và các quầng thâm, tối quanh mắt.
Những thay đổi bất thường ở mắt như mắt thâm đen, con ngươi co lại, thay đổi thị lực, thay đổi màu mống mắt, sa mí mắt.
Bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau ngực, khó thở, ho dai dẳng.
Đau chân, tay, các khớp xương cũng là 1 dấu hiệu phổ biến.
Bệnh nhân còn cảm thấy đau lưng, yếu chi, tê bì…
Bệnh nhân sốt, các dấu hiệu về thiếu máu do tế bào máu giảm.
2.2. Dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh không thường gặp
Các khác thường về chuyển động đảo mắt và giật cơ đột ngột.
Triệu chứng tiêu chảy và huyết áp cao.
Cử động mắt bị mất kiểm soát.
Bệnh nhân bị liệt chi (lúc này khối u đã di căn đến tủy sống).
Hiếm gặp hơn có những trường hợp bị ung thư nguyên bào thần kinh mà trẻ không có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào. Do đó trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ cần chú ý đến trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thăm khám định kỳ đúng lịch. Thực hiện các chẩn đoán trước sinh để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Diễn biến và điều trị ung thư phổi giai đoạn 3
Những bất thường ở trẻ như đau, quấy khóc, bất thường ở mắt… cảnh báo bệnh ung thư nguyên bào thần kinh
3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư nguyên bào thần kinh
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ có liên quan đến ung thư nguyên bào thần kinh được các nhà nghiên cứu chỉ ra như sau:
Về độ tuổi: Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Có đến 50% số ca mắc ung thư ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán là bệnh ung thư nguyên bào thần kinh.
Về giới tính: Bệnh xuất hiện ở trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ.
Về chủng tộc: Bệnh hay gặp hơn ở trẻ em da trắng. Trẻ em da màu tỷ lệ bị bệnh ít hơn.
Về lịch sử gia đình: Trong gia đình, họ hàng ruột thịt có người từng mắc ung thư nguyên bào thần kinh thì bệnh nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
4. Chẩn đoán bệnh
Khi trẻ có bất thường được thăm khám lâm sàng, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định làm các chẩn đoán cận lâm sàng để tìm ra bệnh. Các chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm có:
Thực hiện các xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu.
Các xét nghiệm về nước tiểu.
Chụp cộng hưởng từ.
Chụp CT, chụp CAT scan.
Sinh thiết khối u.
Ung thư nguyên bào thần kinh mặc dù xuất hiện ở trẻ sơ sinh nhiều. Nhưng thường bệnh chỉ phát hiện được sau khi trẻ sinh ra. Một số trường hợp, bệnh có thể phát hiện được nhờ siêu âm trong thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Ung thư bàng quang có chữa được không?
Bệnh ung thư nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ nho và trẻ sơ sinh
5. Điều trị bệnh
Hiện nay đang có 6 phương pháp điều trị bệnh ung thư này. Các phương pháp điều trị đều dựa trên phân loại nguy cơ bệnh.
Phương pháp phẫu thuật (phương pháp điều trị chính để loại bỏ khối u).
Phương pháp hóa trị (có thể áp dụng trước hay sau phẫu thuật hoặc cả hai).
Phương pháp kết hợp hóa trị trước sau đó thực hiện ghép tế bào gốc.
Phương pháp xạ trị (áp dụng sau phẫu thuật).
Phương pháp Cis-retinoic (điều trị duy trì).
Điều trị bằng sử dụng liệu pháp miễn dịch.
Trong đó, phẫu thuật cắt khối u là phương pháp điều trị quan trọng với bệnh nhân nguy cơ thấp và trung bình.
Hóa trị sử dụng cho trường hợp trẻ bị bệnh nguy cơ trung bình. Hóa trị cũng sử dụng để thu nhỏ khối u để phẫu thuật được triệt để.
Phương pháp xạ trị áp dụng cho trẻ có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao.
Liệu pháp miễn dịch là cách tiếp cận mới nhất để điều trị cho bệnh nhi có nguy cơ co. Phương pháp này sử dụng các kháng thể đơn dòng chống lại các kháng nguyên thần kinh khối u nang kết hợp với cytokine.
Ngày nay với những tiến bộ vượt bậc, việc điều trị bệnh ung thư nguyên bào thần kinh ở trẻ có nhiều bước tiến. Nhiều trẻ có thể sống sót sau ung thư đến tuổi trưởng thành. Nhưng hậu quả về tác dụng phụ thì luôn đeo đẳng bệnh nhân. Do đó, bác sĩ khuyến cáo cần tuân thủ lịch tái khám thường xuyên, hiểu về các tác dụng phụ sau điều trị để chung sống hòa bình với bệnh.
Việc phát hiện sớm dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh ở trẻ phụ thuộc vào sự hiểu biết của người trực tiếp chăm sóc trẻ. Khi nhận thấy trẻ có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài
viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.