Phẫu thuật ung thư dạ dày và những thắc mắc được quan tâm

Phẫu thuật là phương pháp chính và được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không ít những thắc mắc mà người bệnh quan tâm về phương pháp này với những lo lắng như phẫu thuật ung thư dạ dày thực hiện như thế nào, có nguy hiểm không, tỷ lệ thành công là bao nhiêu,… Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật ung thư dạ dày và những thắc mắc được quan tâm

1. Tổng quan về ung thư dạ dày

1.1. Ung thư dạ dày là gì?

Theo thống kê của Globocan 2020, ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ tư ở Việt Nam với hơn 17.900 người được chẩn đoán và có hơn 14.600 người tử vong.

Ung thư dạ dày diễn ra khi các tế bào trong dạ dày hoạt động bất thường, tăng sinh một cách không kiểm soát và tạo thành một hoặc nhiều các khối u ác tính trong dạ dày. Các khối u này có thể xâm lấn nhanh chóng tới các khu vực lân cận hoặc di căn tới các cơ quan xa khác trên cơ thể.

Phẫu thuật ung thư dạ dày và những thắc mắc được quan tâm

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

1.2. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày tiến triển qua các giai đoạn theo mức độ nguy hiểm nghiêm trọng tăng dần như sau:

– Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn đầu khởi phát của bệnh. Lúc này, các tế bào ung thư phát triển ngay tại niêm mạc trong lòng dạ dày và vẫn chưa có sự thâm nhập sâu. Đồng thời, các triệu chứng cụ thể của bệnh cũng chưa có biểu hiện rõ rệt nên rất khó để phát hiện.

– Giai đoạn I: Các tế bào ung thư bắt đầu thâm nhập vào lớp thứ 2 của thành dạ dày, di căn hạch có khả năng xảy ra nhưng sẽ tùy theo số lượng tế bào ung thư phát triển, chưa có triệu chứng rõ ràng và chưa có di căn xa.

– Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã phát triển thành các khối u lớn, thâm nhập sâu qua lớp cơ dạ dày, đồng thời ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, có các triệu chứng rõ ràng như đau bụng, buồn nôn, nôn,… nhưng chưa có di căn xa tới các cơ quan khác.

– Giai đoạn III: Khối u tiếp tục phát triển kích thước lớn hơn và nhiều vị trí hạch trên cơ thể bắt đầu có biểu hiện sưng.

– Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của bệnh, ung thư đã di căn ra các cơ quan xa khác trong cơ thể như ruột, gan, phổi,… và hầu như không còn cơ hội điều trị khỏi.

2. Ung thư dạ dày có chữa được không, điều trị như thế nào?

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhưng bệnh hoàn toàn có cơ hội được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh và điều trị đúng phương pháp ở giai đoạn sớm. Cụ thể, với trường hợp tiến hành điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn I, tỷ lệ chữa khỏi bệnh khoảng 80%, còn với giai đoạn IV tỷ lệ này chỉ còn dưới 5%.

Thông thường, ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng sẽ được điều trị theo các phương pháp điển hình như sau:

– Phẫu thuật

– Hóa trị

– Xạ trị

Dựa theo kết quả đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp, có thể áp dụng 1 hoặc kết hợp cùng lúc các phương pháp điều trị kể trên nhằm mục đích ức chế, tiêu diệt sự phát triển của khối ung thư và cho hiệu quả điều trị cao nhất.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày di căn

Phẫu thuật ung thư dạ dày và những thắc mắc được quan tâm

Ung thư dạ dày có khả năng được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và tiến hành điều trị đúng cách.

3. Phẫu thuật ung thư dạ dày

Phẫu thuật là phương pháp nhằm cắt bỏ phần dạ dày bị tổn thương chứa các khối u ban đầu, kèm theo việc loại bỏ các hạch lympho xung quanh. Phẫu thuật dạ dày có thể thực hiện bằng mở mở, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật bằng robot.

3.1. Các phương pháp thực hiện trong phẫu thuật ung thư dạ dày

Bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên vị trí, giai đoạn phát triển của khối u ở dạ dày cùng các yêu cầu liên quan khác để quyết định cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ phần dạ dày tổn thương. Cụ thể, có 3 phương pháp lựa chọn phẫu thuật như sau:

– Cắt hớt phần niêm mạc dạ dày: Chỉ được áp dụng với tổn thương sớm (giai đoạn 0), khối u còn khu trú ở bề mặt niêm mạc dạ dày và chưa xâm lấn sâu xuống các lớp phía dưới.

– Cắt dạ dày bán phần (cắt đoạn dạ dày): Một phần dạ dày có khối u sẽ được cắt bỏ. Bác sĩ cũng có thể chỉ định loại bỏ thêm một số bộ phận lân cận có khả năng di căn cao như các hạch bạch huyết, lá lách hoặc mô mỡ bao phủ dạ dày và ruột.

Khi cắt đi đoạn dưới của dạ dày thì đoạn dạ dày còn lại sẽ được kéo xuống nối với tá tràng và ruột non để tiếp tục chức năng tiêu hóa.

– Phẫu thuật cắt đi toàn bộ dạ dày: Đây là chỉ định thực hiện khi tổn thương ở mức cao hoặc tế bào ung thư nằm ở phần trên dạ dày, gần thực quản. Sau cắt đi toàn bộ dạ dày, đoạn cuối của thực quản sẽ kéo xuống gắn với một phần của ruột non để thức ăn di chuyển xuống ruột và tiếp tục thực hiện chức năng tiêu hóa.

Phẫu thuật ung thư dạ dày và những thắc mắc được quan tâm

>>>>>Xem thêm: Điều trị lấy tủy răng: Quy trình và thời gian thực hiện

Dựa theo tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp với người bệnh ung thư dạ dày.

3.2. Phẫu thuật ung thư dạ dày có để lại biến chứng không?

Phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày là phương pháp quan trọng và có mức độ rủi ro khá cao. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở giai đoạn nào, thể trạng sức khỏe người bệnh mà sẽ có những biến chứng trong phẫu thuật khó lòng tránh khỏi như:

– Chảy máu từ phẫu thuật

– Nhiễm trùng vết mổ

– Cục máu đông

– Bung thành bụng

– Áp xe trong ổ bụng

– Tỷ lệ rò miệng nối ở thực quản, ruột non cao (Biến chứng cực kỳ nguy hiểm).

– Hẹp miệng nối.

Bên cạnh đó, sau phẫu thuật cắt đi một phần hoặc toàn phần dạ dày cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tiêu hóa của cơ thể và kéo theo nhiều biến chứng như:

– Hội chứng Dumping: Xuất hiện khi thực ăn chuyển tới ruột non quá nhanh do dạ dày đã bị hạn chế chức năng. Hội chứng này gây ra những tình trạng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, chóng mặt,… Đây là tình trạng tạm thời, sẽ được cải thiện sau 2-3 tháng.

– Bên cạnh đó, người bệnh sau cắt dạ dày có thể gặp phải các vấn đề như sụt cân nhanh trong vài tháng đầu, không dung nạp Lactose, kém hấp thu mỡ, loãng xương, gãy xương,…

Trong trường hợp, bệnh được phát hiện sớm, ca phẫu thuật tiến hành thành công thì tỷ lệ biến chứng cũng như mức độ nguy hiểm sẽ giảm đi đáng kể.

3.3. Sau tiến hành phẫu thuật ung thư dạ dày sẽ sống được bao
lâu?

Việc tiên lượng bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi và thể trạng người bệnh, vị trí tổn thương, giai đoạn bệnh, mức độ di căn, khả năng đáp ứng của cơ thể sau phẫu thuật,…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ giảm dần và giảm nhanh tương ứng với giai đoạn phát triển của tế bào ung thư tại thời điểm phát hiện bệnh và tiến hành điều trị. Cụ thể:

– Ung thư dạ dày ở giai I: Tỷ lệ sống sau 5 năm là 57-71%.

– Ung thư ở giai đoạn II: Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt là 33-46%.

– Ung thư giai đoạn III: Tỷ lệ sống sau 5 năm giảm xuống 9-20% .

– Ung thư giai đoạn IV: Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn đạt 4%.

Trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy giữ một tâm lý vững vàng, thoải mái, tích cực và thực hiện đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật và nâng cao hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *