Ung thư cổ tử cung là một trong số những bệnh lý ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu đối với phụ nữ. Căn bệnh này nếu được phát hiện sớm sẽ có thể chữa khỏi nhưng đa phần là thường được phát hiện muộn do biểu hiện của bệnh không rõ ràng. Hiện nay, ung thư cổ tử cung đang có dấu hiệu trẻ hóa, hiểu biết được nguyên nhân ung thư cổ tử cung giúp cho người bệnh phòng ngừa nguy cơ và điều trị hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân ung thư cổ tử cung – cách phòng ngừa
1. Khái niệm cổ tử cung và ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là phần tiếp nối giữa thân tử cung và âm đạo, đây là phần dưới của tử cung. Bệnh ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính khi tế bào mô vảy hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường dẫn tới hình thành các khối u. Những khối u này cơ thể không kiểm soát được nên sẽ lan rộng, di căn sang các cơ quan xung quanh(âm đạo, gan, phổi, trực tràng, bàng quang…)
Thông thường nữ giới đang trong giai đoạn sinh hoạt tình dục từ 30-45 tuổi dễ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hơn những đối tượng khác bởi giai đoạn này hệ miễn dịch đã suy giảm và khả năng loại trừ các tế bào ung thư trong cơ thể cũng yếu hơn. Những trường hợp bệnh nhân trên 65 tuổi phát hiện bệnh là do không theo dõi và điều trị bệnh sớm trước đó.
Bệnh ung thư cổ tử cung đã và đang mà mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của chị em phụ nữ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có đến hơn 500.000 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung mới và có khoảng 250.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 4000 ca mắc mới và hơn 2000 ca bệnh tử vong. Thêm vào đó, chi phí điều trị căn bệnh này không nhỏ, gây sức ép kinh tế đến những gia đình có điều kiện vừa và nhỏ.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý có tỉ lệ mắc bệnh cao và chi phí điều trị khá tốn kém
Bệnh ung thư cổ tử cung được chia thành hai dạng chính với các phương pháp điều trị khác nhau: Ung thư biểu mô tế bào gai và Ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô tế bào gai là ung thư bắt đầu từ tế bào mỏng, phẳng lót ngoài cổ tử cung, thường xảy ra do nhiễm virus u nhú ở người(HPV). Ung thư biểu mô tuyến thường xảy ra ở tế bào tuyến dòng phần trên. Ngoài ra còn có rất nhiều dạng ung thư khác như: bệnh ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư mô liên kết tuyến, ung thư lympho, ung thư biểu mô tuyến tế bào gai…
Bệnh ung thư cổ tử cung thường phát triển theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 0: Giai đoạn này tế bào ung thư cổ tử cung bắt đầu xuất hiện và hình thành, còn được gọi là tiền ung thư hoặc bệnh ung thư biểu mô tại chỗ.
Giai đoạn I: Ung thư mới chỉ xuất hiện trong cổ tử cung
Giai đoạn II: Ung thư đã bắt đầu lan ra ngoài cổ tử cung và xâm lấn các mô khác nhưng vẫn chưa tiếp cận đến mô lót khung hoặc phần âm đạo.
Giai đoạn III: Tế bào ung thư di căn và xâm lấn phần dưới âm đạo và mô lót trong khung chậu.
Giai đoạn IV: Tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như: ruột, phổi, bàng quang…
Tìm hiểu thêm: Ung thư vòm họng di căn gan
Để nắm bắt được cụ thể giai đoạn và tình trạng bệnh, người bệnh cần thăm khám và điều trị trực tiếp với bác sĩ
2. Những nguyên nhân hình thành và phát triển ung thư cổ tử cung
2.1 Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân ung thư cổ tử cung tỉ lệ cao là do bệnh nhân nhiễm phải virus HPV. Virus này có đến hơn 100 tuýp, trong đó tuýp 16 và 18 chiếm tỉ lệ cao hơn và là nguyên chính dẫn tới bệnh lý này. Hai tuýp này có nhiễm vào sâu ở trong tử cung, phát triển và làm biến đổi mô tử cung của phụ nữ dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Virus HPV có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả âm đạo, cả hậu môn và thậm chí là quan hệ bằng miệng và tay. Bên cạnh đó, virus này cũng có nguy cơ lây nhiễm mặc dù chỉ tiếp xúc ngoài da.
2.2 Những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung khác
Ngoài virus HPV. những yếu tố nguy cơ có khả năng dẫn tới ung thư cổ tử cung có thể kể đến như:
– Hút nhiều thuốc lá: Tỉ lệ phụ nữ hút thuốc lá bị ung thư cổ tử cung cao hơn rất nhiều so với phụ nữ không hút thuốc lá bởi trong thuốc lá có nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có nicotin.
– Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và quan hệ không an toàn.
– Sinh con quá nhiều lần
– Đẻ em bé khi tuổi còn quá nhỏ
– Người bệnh bị viêm cổ tử cung kéo dài
– Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV tăng dẫn tới ung thư cổ tử cung.
– Bộ phận sinh dục không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ
3. Phòng ngừa sớm ung thư cổ tử cung thế nào?
Để ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung từ sớm, người bệnh cần phải lưu ý những gì, trước tiên người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh như sau:
– Người bệnh bị chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, xuất huyết bất thường giữa kì kinh nguyệt, xuất huyết mãn kinh…
– Người bệnh bị tiết nhiều dịch âm đạo bất thường.
– Người bệnh bị đau vùng chậu mà không liên quan tới kì kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp chỉnh sửa răng mọc lệch hiệu quả
Người bệnh có thể cảm thấy đau bụng dưới, đau vùng chậu mà không do kì kinh nguyệt
– Người bệnh bị đau đớn, khó chịu, chảy máu khi quan hệ tình dục.
– Người bệnh bị thay đổi thói quen khi đi tiểu
– Người bệnh bị sụt cân, thiếu máu khác thường mặc dù vẫn ăn uống và sinh hoạt điều độ.
Điều cần lưu ý khi bệnh đang ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng, điều này có thể khiến nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên đây chính là giai đoạn đáp ứng điều trị tốt nhất với tỉ lệ thành công cao, do đó việc ngăn ngừa nhiễm HPV và điều trị ngay khi bắt đầu thấy dấu hiệu bất thường là cách hiệu quả để người bệnh phòng bệnh và chữa bệnh.
Đồng thời, người bệnh cũng nên duy trì thói quen sống, sinh hoạt hiệu lành mạnh và khoa học để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa HPV tấn công và chống lại tế bào ung thư.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.