Biết được những nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng là một trong số các yếu tố quan trọng để phụ nữ phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh này từ sớm đồng thời thiết lập lối sống, thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây sẽ những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng điển hình người bệnh cần biết.
Bạn đang đọc: TOP nguyên nhân gây ung thư buồng trứng nổi bật
1.Khái niệm ung thư buồng trứng
1.1 Buồng trứng và ung thư buồng trứng
Buồng trứng là một trong các cơ quan sinh sản của phụ nữ, mỗi phụ nữ sẽ có 2 bên buồng trứng nằm trong khung chậu. Buồng trứng có chức năng sản xuất ra trứng và tham gia vào thụ tinh, sản xuất nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone nhằm tác động đến cơ thể phụ nữ, chu kì kinh nguyệt và quá trình mang thai.
Ung thư buồng trứng hình thành từ khối u ác tính hay chính là những khối u bất thường phân chia và phát triển quá mức cơ thể kiểm soát được. Các tế bào ung thư này có thể di chuyển sang các khu vực khác xa hơn và và phá hủy các cơ quan chúng đi qua, ban đầu là các cơ quan gần, sau đó là rất nhiều các cơ quan khắp cơ thể.
Ung thư buồng trứng hình thành khi các tế bào ác tính hình thành và sản sinh khó kiểm soát
Bệnh ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm đang đe dọa tính mạng của hàng ngàn phụ nữ trên thế giới. Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ trung niên, tuy nhiên gần đây căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Loại ung thư này có thể biến thể theo 3 dạng như sau:
– Ung thư biểu mô buồng trứng: tế bào ung thư từ bề mặt buồng trứng, đây cũng là ung thư phổ biến nhất.
– Ung thư tế bào mầm: ung thư xuất phát từ tế bào sản xuất ra trứng.
– Ung thư buồng trứng: xuất phát ở các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng.
1.2 Những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư buồng trứng
Giống như rất nhiều bệnh lý ung thư khác, ung thư buồng trứng thường không có nhiều dấu hiệu ban đầu nên người bệnh thường bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất. Căn bệnh này có những dấu hiệu nhận biết bao gồm:
– Người bệnh bị khó chịu, bị đau bụng dưới
– Tiêu hóa bị rối loạn với các biểu hiện như: buồn nôn, táo bón…
– Đi tiểu nhiều lần do áp lực tới bàng quang lớn
– Cảm giác đầy bụng hoặc không ngon miệng thường xuyên
– Cân nặng thay đổi thất thường: tăng hoặc giảm liên tục…
– Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ, mãn kinh hoặc giữa kì kinh nguyệt…
1.3 Các giai đoạn của bệnh ung thư buồng trứng
Bệnh ung thư buồng trứng được chia thành hai giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn này khối u mới chỉ giới hạn trong buồng trứng hoặc trong ống dẫn trứng nên không di căn sang các cơ quan khác.
– Giai đoạn 1A: ung thư nằm trong buồng trứng hoặc trong ống dẫn trứng.
– Giai đoạn 1B: ung thư nằm cả trong buồng trứng hoặc trong ống dẫn trứng nhưng không xa hơn.
– Giai đoạn 1C: ung thư ở trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng đã phá vỡ cấu trúc của buồng trứng để di chuyển ra ngoài.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này tế bào ung thư đã lan rộng đến nhiều cơ quan khác trong khung chậu:
– Giai đoạn 2A: Ung thư có thể lan tới tử cung hoặc ống dẫn trứng
– Giai đoạn 2b: Ung thư di căn sang các cơ quan lân cận và làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan này.
Phát hiện và điều trị sớm ung thư buồng trứng giúp người bệnh điều trị hiệu quả và nắm bắt cơ hội điều trị tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Viêm họng hạt – Cách chữa trị bệnh
Thăm khám và điều trị sớm với chuyên gia giúp người bệnh phát hiện và điều trị sớm ung thư buồng trứng
2. Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng điển hình
2.1 Những nguyên nhân khách quan gây ung thư buồng trứng
– Người thân trong gia đình có người từng bị ung thư:
Nhiều loại ung thư có tỉ lệ nhất định di truyền, trong đó có ung thư buồng trứng. Nếu trong họ hàng có người bị bệnh ung thư thì khả năng mắc ung thư cao hơn so với người bình thường khác. Nhóm nguy cơ cao có thể mắc bệnh ung thư thì cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và chủ động dự phòng sớm.
– Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Nhiều người có thói quen ăn đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, uống đồ uống có ga, nước ngọt hoặc các chất kích thích có thể dẫn tới tình trạng béo phì và tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra nếu chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, ngủ ít thức khuya nhiều, quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể dẫn tới ung thư buồng trứng.
– Sử dụng những loại thuốc làm ảnh hưởng đến nội tiết:
Khi sử dụng các biện pháp hormone thay thế những phụ nữ tiền mãn kinh hoặc sử dụng thuốc kích thích phóng noãn dành cho bệnh nhân hiếm muộn cũng là nguyên nhân dẫn tới ung thư. Đặc biệt, với những trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi cũng có thể tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
– Yếu tố về môi trường sống của người bệnh:
Ô nhiễm môi trường và hóa chất được sử dụng tràn lan là đề tài nóng trong dư luận, người bệnh tiếp xúc với môi trường có nguồn nước ô nhiễm, không khí nhiều khói bụi, thực phẩm bẩn… là nguyên nhân dẫn tới mắc phải nhiều căn bệnh, trong đó có ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó, những phụ nữ làm việc trong môi trường độc hại, môi trường có hóa chất hoặc sử dụng bao cao su, giấy vệ sinh kém chất lượng cũng làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư buồng trứng.
>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo IUI – Hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Môi trường sống độc hại cũng có thể là yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư buồng trứng
2.2 Những nguyên nhân chủ quan gây ung thư buồng trứng
Những nguyên nhân chủ quan làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển ung thư buồng trứng bao gồm:
– Tuổi tác:
Khả năng mắc phải ung thư buồng trứng sẽ tăng dần theo độ tuổi. Căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi trung niên tuy nhiên gần đây đang có dấu hiệu trẻ hóa khi nhiều bệnh nhân còn rất trẻ nhưng đã mắc phải căn bệnh này.
– Nhân tố về thai sản:
Tỉ lệ phụ nữ hiếm muộn và vô sinh mắc ung thư buồng trứng sẽ cao hơn so với phụ nữ sinh đẻ bình thường.
– Các bệnh lý trong buồng trứng:
Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng phổ biến hàng đầu, những phụ nữ từng gặp phải các tình trạng như: chửa trứng, bệnh buồng trứng đa nang, u xơ… thì tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng sẽ cao hơn so với những bệnh nhân khỏe mạnh khác.
Trên đây là “điểm danh” những nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng điển hình, người bệnh hãy chủ động phòng tránh để giảm nguy cơ mắc bệnh nhé!
Lưu ý
, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.