Tác dụng phụ của hóa trị ung thư và cách khắc phục

Điều trị ung thư bằng hóa chất có thể giúp ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào ác tính đang hiện hữu trong cơ thể, kiểm soát sự phát triển và lan tràn của các khối u ác tính, cải thiện triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người bệnh. Mặc dù có nhiều tác dụng nhưng hóa trị cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với cơ thể người bệnh. Dưới đây là 6 tác dụng phụ của hóa trị ung thư xảy ra khá phổ biến của người bệnh, hãy cùng tìm hiểu chi tiết các tác dụng phụ không mong muốn này và phương hướng để cải thiện chúng nhé.  

Bạn đang đọc: Tác dụng phụ của hóa trị ung thư và cách khắc phục

1. Tổng quan điều trị ung thư bằng hóa trị liệu

Điều trị ung thư bằng hóa trị liệu nghĩa là sử dụng thuốc đưa vào cơ thể để tấn công các tế bào ác tính. Với mỗi bệnh nhân dựa vào nhiều yếu tố khác nhau bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ hóa chất phù hợp bao gồm: Loại hóa chất sử dụng, liều lượng, thời gian, cách thức, mục đích sử dụng.

Hóa chất có tác dụng kháng ung thư tuy nhiên với cơ chế gây độc tế bào nên cũng có thể làm suy yếu các tế bào khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân ung thư. Các tế bào lành tính này sẽ cần thời gian để phục hồi lại sau mỗi lần sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể. Và các tác dụng phụ không mong muốn này theo thời gian cũng sẽ biến mất khi toàn bộ quá trình hóa trị kết thúc.

Một lưu ý dành cho bệnh nhân khi sử dụng hóa trị liệu điều trị ung thư là cần đảm bảo đủ sức khỏe để theo đúng phác đồ của bác sĩ đã chỉ định nhằm mục đích: Tấn công và tiêu diệt triệt để tế bào ung thư đang xâm lấn, giảm tác dụng phục xảy ra đối với cơ thể, tăng cường sức khỏe để không bị gián đoạn điều trị…

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư và cách khắc phục

Mỗi bệnh nhân sẽ có liệu trình sử dụng hóa chất cụ thể, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu có những thay đổi trên cơ thể để bác sĩ đánh giá và điều chỉnh hóa chất cho phù hợp.

2. 6 tác dụng phụ điển hình của hóa trị ung thư và cách khắc phục hiệu quả

2.1 Gây chết tế bào máu ngoại biên

Sử dụng hóa trị cho bệnh nhân điều trị ung thư có thể khiến các tế bào máu trong tủy xương – nơi máu được sản xuất bị hưởng. Từ đó dẫn đến các tình trạng thiếu hồng cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu ở người bệnh – Đây là các tác dụng phụ của hóa trị ung thư.

– Giảm hồng cầu có thể dẫn đến các vấn đề như cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao…

– Giảm bạch cầu sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, khiến cơ thể dễ mắc bệnh, dễ nhiễm khuẩn, virus, nấm…

– Giảm tiểu cầu khiến người bệnh dễ gặp tình trạng chảy máu cam, bầm tím dưới da, nôn ra máu, lượng kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kéo dài hơn bình thường…

Cách để cải thiện các triệu chứng này là:

– Nguời bệnh nên ăn các thực phẩm đảm bảo vô khuẩn, tăng miễn dịch cơ thể bằng các thực phẩm giàu phytonutrients như trái cây, rau màu vàng cam, xanh đậm, thực phẩm giàu omega-3, thức ăn giàu năng lượng và đạm…

– Người nhà nên rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, rau củ quả cần phải được rửa vệ sinh sạch trước khi chế biến để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

– Vận động nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày đơn giản bằng các bài thể dục đi bộ.

– Ngủ đủ, có thể ngủ 3-4 giấc mỗi ngày thay vì ngủ một giấc kéo dài.

2.2 Tác dụng phụ của hóa trị điều trị ung thư – Rụng tóc, lông

Rụng tóc và lông là triệu chứng rất phổ biến và điển hình khi thực hiện hóa trị ung thư. Tác dụng phụ này thường chỉ xảy ra tạm thời, và sẽ mọc trở lại sau vài tuần khi hoàn toàn kết thúc hóa trị liệu.

Để cải thiện tình trạng này bệnh nhân có thể sử dụng các dầu gội dành cho trẻ em, hay các loại dầu thảo dược, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giữ ấm da đầu vào mùa đông… Nếu da đầu có tình trạng nổi mụn hoặc đau rát liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình.

Tìm hiểu thêm: Sau mổ chửa ngoài tử cung nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư và cách khắc phục

Tóc, lông, móng là những phần người bệnh có thể dễ nhận thấy khi có ảnh hưởng của hóa trị

2.3 Bệnh răng miệng

Vấn đề về răng miệng là một trong những tác dụng phụ sau khi thực hiện hóa trị điều trị ung thư, có thể là sâu răng, ê buốt răng, viêm niêm mạc miệng… Các triệu chứng này khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn và uống.

Khắc phục tình trạng này người bệnh nên:

– Uống nhiều nước, nước ép trái cây, ăn thức ăn mềm, tránh hút thuốc, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng…

– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng nếu loét miệng trở nên nặng, gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân.

– Bên cạnh đó bệnh nhân cần kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không nên để tình trạng khô miệng kéo dài… Súc miệng 3-4 lần một ngày với nước muối ấm, sử dụng bàn chải đánh răng mềm.

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Nguy hiểm thế nào khi ung thư đường mật di căn gan 

Viêm niêm mạc miệng sẽ khiến bệnh nhân ung thư khó ăn, chán ăn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, tạo điều kiện cho tế bào ác tính phát triển mạnh

2.4 Tác dụng phụ không mong muốn của hóa trị ung thư – Các vấn đề tiêu hóa

Sau khi tiếp nhận điều trị ung thư bằng hóa trị, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa như: Dễ buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon, tiêu chảy hoặc táo bón… Các vấn đề này kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh suy nhược, mệt mỏi, cận nặng giảm nhanh chóng…

Để khắc phục các triệu chứng này người bệnh nên:

– Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước của cơ thể, nên uống thêm các loại nước ép trái cây để thay đổi vị giác tăng cảm giác muốn ăn hoặc uống hơn.

– Nên ăn nhiều thành các bữa nhỏ trong ngày, ăn ngay khi thèm, ăn các thực phẩm mềm dễ nuốt, thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng cho bệnh nhân.

– Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, caffeine…

– Duy trì vận động nhẹ nhàng trước bữa ăn để kích thích sự thèm ăn ở bệnh nhân ung thư.

– Liên hệ với bác sĩ để trao đổi chi tiết về các triệu chứng, bệnh nhân có thể sẽ được sử dụng thuốc chống nôn, bổ sung điện giải, dinh dưỡng đường tĩnh mạch, thuốc nhuận tràng…

2.5 Tổn thương thần kinh

Tình trạng này có thể ảnh hưởng với mức độ khác nhau ở từng trường hợp cụ thể. Ví dụ bệnh nhân có thể có các triệu chứng châm chích các đầu chi, hoặc mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi, đau hoặc tê, ngứa râm ran ở bàn tay, bàn chân.

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng đến nhận thức gây suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung, dễ bị căng th
ẳng, lo lắng…

Để cải thiện tình trạng này người bệnh cần có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ trực tiếp điều trị, nếu tình trạng quá nghiêm trọng bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều lượng hoặc đổi sang loại thuốc hóa trị khác cho bệnh nhân.

Người bệnh cũng nên cải thiện giấc ngủ, ngủ đủ giấc hàng ngày để tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Ngoài ra nên tập thể dục nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái hơn, ngủ ngon và sâu hơn.

2.6 Ảnh hưởng đến nội tiết tố

Hóa chất điều trị ung thư có thể dẫn đến hormone ở cả hai giới bị ảnh hưởng. Đối với nữ giới bạn có gặp các tình trạng khô âm đạo, kinh nguyệt không đều, dễ nhiễm trùng âm đạo… Nam giới có thể gặp các tình trạng như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, dễ bốc hỏa, giảm chất lượng tinh trùng… Và đặc biệt vô sinh cũng là một rủi ro khó tránh ở một số người bệnh.

Cách để cải thiện những ảnh hưởng này là người bệnh nên trao đổi mong muốn của bản thân với bác sĩ trước khi điều trị, thông báo cụ thể các vấn đề trong và sau các đợt điều trị tiếp theo. Nên cố gắng suy nghĩ tích cực, thư giãn bằng các cuộc nói chuyện, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách để có thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống…

3. Kết luận

Tác dụng phụ của hóa trị gây ra bởi quá trình sử dụng hóa chất là điều khó tránh khỏi. Tùy vào thể trạng sức khỏe, loại bệnh, giai đoạn bệnh, tuổi tác, giới tình, loại thuốc sử dụng… mà các tác dụng phụ sẽ diễn ra khác nhau. Người bệnh nên ghi chép chi tiết các tác dụng phụ của hóa trị xảy đến với cơ thể và thông báo, trao đổi với bác sĩ trực tiếp điều trị để được tư vấn giải pháp giúp cải thiện các triệu chứng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị này đạt hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *