Cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng điển hình

Những dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn sớm thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn nặng dẫn tới nhiều khó khăn trong điều trị. Dưới đây sẽ “điểm danh” những dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng phổ biến nhất.

Bạn đang đọc: Cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng điển hình

1. Tìm hiểu những điểm khái quát về bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm và là một trong số những ung thư thường gặp tại Việt Nam. Căn bệnh ác tính này thường mắc phải ở những người có lối sống thiếu khoa học, gia đình có tiền sử mắc bệnh, nam giới tuổi trung niên…

Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được loại bỏ bằng hóa trị hoặc xạ trị, tuy nhiên các dấu hiệu của bệnh rất âm thầm và khó nhận dạng nên bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn sau.

Cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng điển hình

Các dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng rất âm thầm và khó nhận dạng ở giai đoạn đầu

Dấu hiệu ung thư vòm họng sẽ biểu hiện khác nhau dựa trên những giai đoạn khác nhau. Đặc điểm chung của căn bệnh này xuất phát từ những biểu mô tế bào vảy. Những tế bào này thường phẳng, mỏng, hình dạng giống như vảy cá. Có 3 loại ung thư vòm họng bao gồm:

– Ung thư mũi hầu:

Ung thư phổ biến nhất trong các bệnh lý ung thư vùng đầu mặt cổ và cũng là một trong số những bệnh lý ung thư nguy hiểm hàng đầu. Thông thường, nam giới có tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Nếu được phát hiện bệnh sớm, ung thư dạng này hoàn toàn có thể chữa khỏi.

– Ung thư hầu họng:

Ung thư dạng này thường gồm thành sau họng, khẩu cái mềm, đáy lưới và amidan. Bệnh ung thư này thường có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây.

Ung thư hầu họng hình thành thường do nhiễm virus u nhú ở người, thường là HPV và có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng(oral sex).

Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư hầu họng cao hơn so với nữ giới.

– Ung thư hạ hầu:

Đây là một bệnh lý ung thư ít gặp và thông thường căn bệnh này hình thành và phát triển do người bệnh sử dụng nhiều thuốc lá.

Những giai đoạn bệnh ung thư vòm họng bao gồm:

– Giai đoạn 1: Ung thư chưa có biểu hiện rõ ràng, bệnh khó phát hiện với khối u nhỏ dưới 2,5cm.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn này là giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng lên khoảng 5-6cm.

– Giai đoạn 3: Ung thư đã bắt đầu di căn sang các cơ quan khác.

– Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến vùng miệng và làm phá hủy hạch bạch huyết.

2. Vì sao nên điều trị sớm bệnh ung thư vòm họng?

Tỉ lệ điều trị thành công khi ung thư vòm họng chưa di căn rất cao, bệnh nhân phát hiện bệnh càng sớm, việc điều trị càng hiệu quả và ít tốn kém chi phí. Đặc biệt, khi điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ dễ đáp ứng tốt hơn và sức khỏe người bệnh cũng có ảnh hưởng ít hơn.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu u nang buồng trứng bạn chớ bỏ qua

Cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng điển hình

Người bệnh nên điều trị sớm ung thư vòm họng để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Nếu càng để kéo dài, ung thư càng dễ di căn và xâm lấn đến các cơ quan khác và ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan lân cận. Khi chức năng cơ quan suy giảm, sức khỏe của người bệnh cũng bị ảnh hưởng và chất lượng cuộc sống giảm sút.

3. Dấu hiệu “nhận dạng” bệnh ung thư vòm họng từ sớm

Giai đoạn đầu là giai đoạn khối u âm thầm diễn biến và phát triển trong cơ thể người bệnh. Sau đó, người bệnh bắt đầu xuất hiện những biểu hiện tương tự như bệnh cúm. Trong đó, những biểu hiện điển hình bao gồm:

3.1 Những dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng về tai

Ù tai, đau đầu: Cơn đau xuất hiện theo đợt và âm ỉ, mức độ nhẹ và thoáng qua nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua.

Những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thường bị ù tai một bên, đôi lúc tiếng kêu khá to như tiếng ve kêu.

3.2 Những dấu hiệu ung bệnh thư vòm họng về mũi

Biểu hiện phổ biến của bệnh ung thư vòm họng là người bệnh bị tắc mũi, ngạt mũi. Tình trạng này có thể chỉ ở một bên, theo lúc và có máu đi kèm nhưng sẽ tăng dần và cấp độ và tần suất khi bệnh nặng hơn.

Triệu chứng này xuất hiện do người bệnh bị đau vòm họng dẫn tới các bộ phận khác trong hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Hệ miễn dịch cũng vì vậy mà suy giảm dẫn tới vi khuẩn dễ dàng tấn công gây bệnh.

3.3 Những dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng về họng

– Khản tiếng, đau rát họng:

Dấu hiệu ung thư vòm họng này thường khi khối u đang phát triển và xâm lấn gây tổn thương các tế bào và chèn ép các cơ quan khác.

Người bệnh luôn có cảm giác đau rát họng, nuốt nước bọt đau, họng khó chịu khi khối u chèn vào hạch bạch huyết.

Những biểu hiện lâm sàng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác như: đau họng, cảm cúm. Người bệnh có thể dùng thuốc điều trị nếu phát hiện các dấu hiệu này và nếu điều trị kéo dài 3 tuần vẫn không khỏi triệu chứng thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra nguyên nhân.

Bên cạnh đó, người bệnh ung thư vòm họng thường thường đau ở một phía của cổ họng, cơn đau tăng dần và chỉ giảm khi dùng thuốc điều trị.

– Ho, có đờm trong họng

Người bệnh có thể bị ho kéo dài khi mắc ung thư vòm họng, cổ họng luôn gợn và có đờm.

Cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng điển hình

>>>>>Xem thêm: Khám ung bướu với đội ngũ bác sĩ Singapore tại Thu Cúc TCI

Những thuốc điều trị cảm cúm thông thường có thể làm giảm triệu chứng này, tuy nhiên chỉ là tạm thời mà không thể làm dứt hẳn.

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh có thể bị một số triệu chứng khác, trong đó có tình trạng nổi hạch: Người bệnh có thể nổi hạch ở dưới cằm, sờ thấy hoặc cảm nhận thấy. Hạch sẽ không tự mất đi mà sẽ phát triển to dần và khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn.

4. Những lưu ý trong điều trị bệnh ung thư vòm họng

Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ xác định dựa trên tình trạng và giai đoạn của bệnh. Hiện nay, hai biện pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến là xạ trị và hóa trị. Đối với các bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn muộn, việc điều trị chỉ có ý nghĩa kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc để
đảm bảo điều trị hiệu quả và phòng ngừa nguy cơ như:

– Nên sử dụng những thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa

– Không sử dụng nhiều thuốc lá, đồ uống có cồn…

– Không sử dụng thức ăn quá mặn và thức ăn lên men.

– Không ăn đồ được chế biến quá lạnh hoặc quá nóng.

– Tăng cường sức đề kháng và rèn luyện sức khỏe thông qua thể dục thể thao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *