Viêm trực tràng là bệnh xảy ra ở đoạn cuối của ống tiêu hóa, phần nối giữa đại tràng và hậu môn. Nếu không được điều trị sớm, viêm trực tràng sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Mời độc giả cùng tìm hiểu bệnh viêm trực tràng là gì qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm trực tràng là gì?
Bệnh viêm trực tràng là gì?
Viêm trực tràng là chỉ tình trạng viêm ở lớp niêm mạc hay các tổ chức xung quanh trực tràng. Bệnh xuất hiện là do các nguyên nhân như:
- Do chế độ ăn uống không khoa học: Những người thường xuyên ăn những thực phẩm giàu chất béo, ít chất xơ sẽ làm tăng tiết dịch mật, thúc đẩy vi khuẩn đường tuột phát triển, lâu hành gây viêm trực tràng.
- Do mắc các bệnh lây truyền qua đương tình dục như bệnh lậu, herpes sinh dục
- Do căng thẳng, stress kéo dài
Viêm trực tràng là chỉ tình trạng viêm ở lớp niêm mạc hay các tổ chức xung quanh trực tràng.
- Do dùng kháng sinh không đúng cách
- Do có tiền sử mắc bệnh viêm đại tràng, viêm dạ dày
Bệnh viêm trực tràng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi, đặc biệt những người có thói quen uống nhiều bia rượu, ăn đồ cay nóng. Bệnh gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống tiêu hóa, khiến cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề.
Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm trực tràng
Bệnh viêm trực tràng được chia thành 2 loại là viêm trực tràng cấp tính và viêm trực tràng mạn tính. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh sẽ có các mức độ nặng – nhẹ khác nhau.
Các triệu chứng thường xuất hiện khi bị viêm trực tràng bao gồm:
- Thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở phía bên trái, ở khu vực trực tràng
- Thường xuyên mót rặn, đi cầu nhiều lần trong ngày
- Đại tiện ra máu hoặc có lẫn chất nhầy trong phân
- Nóng và đau rát ở hậu môn khi đi ngoài
- Thường xuyên bị ngứa hoặc tróc da xung quanh hậu môn
Tìm hiểu thêm: Điểm mặt 8 yếu tố nguy cơ gây ung thư có thể phòng được
Khi bị viêm trực tràng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, thường xuyên mót rặn…
- Căng chướng bụng, mất cảm giác ngon miệng, sức khỏe suy yếu, gầy sút
Các triệu chứng bệnh viêm trực tràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa vì thế người bệnh không nên chủ quan. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Bệnh viêm trực tràng mạn tính lâu ngày không được điều trị sẽ tiến triển nặng hơn và hình thành những vết loét sâu ở trực tràng. Trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng rất nguy hiểm.
Cách điều trị bệnh viêm trực tràng
Khi thấy có những dấu hiệu viêm trực tràng, người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ nặng – nhẹ của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
- Trường hợp nặng, bác sĩ có thể tư vấn và chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng cho viêm trực tràng mạn tính, khi điều trị bằng thuốc mà không hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp trị cao răng hiện đại
Người bệnh cần đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm trực tràng để điều trị hiệu quả
Lưu ý về chế độ ăn uống: Người bệnh viêm trực tràng cần ăn uống đúng cách, chú ý tới an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn uống thanh mát, dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều rau xanh, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu hóa, đồ cay nóng… Đặc biệt, khâu vệ sinh trong ăn uống cần hết sức cẩn trọng để tránh bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
Để điều trị viêm trực tràng hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh cần lựa chọn các địa chỉ, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.
Bệnh viêm trực tràng có thể gặp ở cả nam và nữ trong độ tuổi trung niên. Bệnh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chính vì thế, chúng ta cần nắm rõ bệnh viêm trực tràng là gì, các triệu chứng nhận biết để kịp thời đi khám, điều trị hiệu quả bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.