Bệnh viêm đại tràng sigma nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm loét đại tràng, xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Viêm đại tràng sigma: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
1. Viêm đại tràng sigma là gì?
Đại tràng là một bộ phận quan trọng của con người, được chia thành 4 khu vực chính: đại tràng ngang, đại tràng lên, đại tràng xuống, đại tràng sigma. Trong đó đại tràng sigma nằm ở phía cuối đại tràng, nối tiếp với trực tràng.
Bệnh viêm đại tràng sigma xảy ra do phần niêm mạc đại tràng sigma gặp các tổn thương gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, trong đó người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Viêm đại tràng xích-ma ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh.
Viêm đại tràng sigma gây nhiều khó chịu cho người bệnh
2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng sigma
Viêm đại tràng xích-ma có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
– Ăn phải thực phẩm kém vệ sinh: Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đại tràng đó là đường ruột nhiễm vi khuẩn, trong đó vi khuẩn lỵ a míp là chủ yếu. Vi khuẩn này tồn tại ở thức ăn chưa được nấu chín kỹ (tiết canh, nem chua…), đồ ăn sống, rau sống, nước bẩn…
– Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn khác vào đường ruột như: vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), Campylobacter, E. Coli… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng xích-ma.
– Trong quá trình điều trị bệnh Crohn hay ung thư, bệnh nhân chịu tác dụng phụ của tia bức xạ khiến đại tràng sigma bị tổn thương.
– Ngộ độc thức ăn, dị ứng, có tiền sử mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật cũng là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng xích-ma.
– Một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc bệnh này gồm: nghỉ ngơi không đúng giờ giấc, suy giảm hệ miễn dịch, lười vận động…
Tìm hiểu thêm: Có thai bao lâu thì siêu âm được?
Ăn nhiều nem chua làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng sigma
3. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm đại tràng sigma
Viêm đại tràng xích-ma có những triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng nói chung. Khi mắc bệnh, bạn có thể gặp những dấu hiệu sau:
– Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng điển hình mà bất cứ ai mắc bệnh lý viêm đại tràng này cũng mắc phải. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ, phân nhầy, có máu. Thêm vào đó, người bệnh cảm thấy chán ăn, khó nuốt.
– Đau bụng: Hố chậu, hai bên hạ sườn là các vị trí người bệnh thường xuyên cảm thấy đau. Cơn đau lan ra ổ bụng, đau âm ỉ, có lúc lại quặn thắt dữ dội khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Khi đau bụng người bệnh sẽ mót rặn, đi ngoài xong cơn đau sẽ được giảm bớt rất nhiều.
– Nghe thấy tiếng óc ách khi ấn tay vào hố chậu cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng sigma.
– Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng khác: sốt, người háo nước, cơ thể mệt mỏi…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh xơ gan cổ trướng
Đau bụng – triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng sigma
4. Điều trị viêm đại tràng sigma
Nếu không điều trị viêm đại tràng xích-ma sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm loét đại tràng, xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng sigma được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của của bệnh này.
Để bệnh mau khỏi thì người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đội ngũ bác sĩ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà sẽ chỉ định phương pháp điều trị mang lai hiệu quả cao nhất. Ở thể nhẹ, người bệnh viêm đại tràng sẽ sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, điện giải và bù nước.
Trường hợp viêm đại tràng sigma thể nặng điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả cao thì người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng sigma bị viêm.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, chú trọng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng nhất. Người bệnh cũng cần thường xuyên tái khám, việc này giúp bác sĩ có thể mau chóng phát hiện ra những biến chứng (nếu có) để có biện pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.