Virut viêm gan C là bệnh không có vắc xin phòng bệnh, không tự sản sinh miễn dịch và có nguy cơ mắc cao ở bất kì đối tượng nào. Vậy điều trị virut viêm gan C như thế nào hiệu quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu khi mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Điều trị virut viêm gan C
Theo thống kê năm 2017, nước ta có khoảng 967.000 người bị nhiễm viêm gan virut C, trong đó, chỉ có 74.000 người được chẩn đoán bệnh trước đó. Hiện nay, tỷ lệ mắc virut viêm gan C đang có xu hướng gia tăng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này.
Tìm hiểu về virut viêm gan C
Virut viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua 3 con đường chính là: đường máu, đường tình dục, mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Bệnh thường ít được quan tâm tới do tâm lý chủ quan, coi thường bệnh hoặc do thiếu kiến thức phát hiện sớm virut viêm gan C.
Virut viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới.
Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm.
Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt nhẹ nên nhiều người không để ý dễ bỏ qua.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm gan C, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ nặng – nhẹ và sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị virut viêm gan C
Virut viêm gan C nguy hiểm hơn viêm gan B vì chúng hoạt động liên tục gây tổn thương gan và gây đột biến gen cao hơn. Hiện nay, mặc dù chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng virut viêm gan C có thể chữa khỏi được.
Phương pháp điều trị virut viêm gan C chủ yếu là tiêm thuốc nhằm tiêu diệt siêu vi, ức chế sự phát triển của siêu vi và đào thải chúng ra ngoài.
Khi dùng thuốc tiêm thì người bị viêm gan C thường sau 6 tháng đến 1 năm là hết siêu vi, tuy nhiên với điều kiện là người bệnh có thể trạng tốt và không điều trị gián đoạn.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm nướu cho từng giai đoạn
Để điều trị virut viêm gan C người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để có thuốc chữa trị phù hợp
Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh lượng thuốc chữa bệnh phù hợp.
Lưu ý sau điều trị virut viêm gan C
Để phòng ngừa bệnh tái phát sau điều trị virut viêm gan C người bệnh cần chú ý:
- Tránh tiếp xúc với máu hoặc các vật dụng dính máu của người nhiễm bệnh
- Không quan hệ tình dục với người mắc bệnh hoặc với người lành để tránh lây nhiễm sang người lành. Nếu quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su để ngăn ngừa khả năng lây bệnh
- Không dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh hoặc người lành
>>>>>Xem thêm: Khám phát hiện ung thư trực tràng thế nào?
Người bệnh cần chú ý ăn uống nhằm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị:
- Những thực phẩm nên ăn: Trong chế độ ăn cho người viêm gan C nên đảm bảo đủ dinh dưỡng và cân dối giữa các chất đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả tươi, trái cây ngọt như chuối, dưa hấu… để tận dụng đường glucose tạo năng lượng cho cơ thể; tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, nhiều khoáng chất và vitamin A, B, C, E để gan hoạt động tốt hơn; tăng cường ăn những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít chất béo như thịt nạc, đậu, sữa không béo…
- Những thực phẩm không nên ăn: Khi bị viêm gan C, người bệnh cần tránh những thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn, ngọt; không nên ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol xấu như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng; tránh những thực phẩm chưa được chế biến chín kỹ như rau sống, thịt tái sống…; tránh rượu bia, thuốc lá.
Người bệnh viêm gan C cần chú ý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng sau khi điều trị bệnh, đồng thời có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sớm sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.