Đau xương khớp háng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, vận động, làm việc. Vậy nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh là gì? Quá trình điều trị bệnh cần lưu ý gì? Cùng tìm hiểu tất cả các thông tin trên qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bạn đang đọc: Đau xương khớp háng
1. Nguyên nhân gây đau xương khớp háng
- Chấn thương: Nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương khớp háng chủ yếu là do chấn thương. Những chấn thương thường xảy ra trong khi chơi thể thao, lao động hoặc do tai nạn giao thông khiến khớp háng bị viêm đau.
Đau xương khớp háng gây khó chịu cho người bệnh
- Do tuổi tác: Càng về già thì xương khớp ngày càng bị lão hóa nhiều, chỉ cần có những yếu tố tác động như va chạm nhẹ, thời tiết thất thường cũng khiến bạn đau xương khớp háng, thậm chí nặng hơn còn có thể gây gãy xương.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì cũng được coi là nguyên nhân gây nên đau xương khớp háng. Khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ gây áp lực lên các xương khớp, đặc biệt là khớp háng và khớp gối. Vùng khớp này theo thời gian bị viêm gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong quá trình đi lại, sinh hoạt.
- Di truyền: Nếu gia đình bạn có ông bà, cha mẹ từng bị mắc viêm xương khớp háng thì nguy cơ bạn mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với những người trong gia đình không có ai mắc bệnh này. Viêm xương khớp háng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức vùng khớp háng, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống.
2. Triệu chứng của đau xương khớp háng
Khi bị đau xương khớp háng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình sau:
- Vùng xương háng, xương đùi, xương hông đau nhức, cơn đau kéo dài trong nhiều ngày mà không khỏi.
- Người đau xương khớp háng không vặn được mình, việc cúi người về phía trước cũng gặp nhiều khó khăn.
Tìm hiểu thêm: U nang buồng trứng ở trẻ em – Có hay không?
Người đau xương khớp háng cử động, đi lại khó khăn
- Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi tất, đi giày, cắt móng chân, mặc quần áo gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian. Việc đi lên, đi xuống cầu thang cũng gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Khi ngủ, người bệnh khó có thể duỗi chân thẳng.
- Sáng ngủ dậy khó khăn cử động, khi di chuyển có thể nghe thấy từ khớp háng phát ra âm thanh lạo xạo.
Nếu gặp những triệu chứng trên thì người bệnh cần đến trung tâm y tế sớm nhất để được chẩn đoán và phát hiện, điều trị bệnh kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
3. Phải làm gì khi bị đau xương khớp háng?
Khi thấy vùng xương khớp háng của mình bị đau, ngoài việc đến bệnh viện thăm khám thì người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Vận động hợp lý: Người bệnh không nên vận động mạnh, không chơi các môn thể thao cần chạy và di chuyển nhiều, hạn chế tối đa việc khiêng vác những đồ đạc nặng, không nên ngồi hay đứng lâu tại một chỗ. Thay vào đó, người bệnh nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng có tác dụng làm giảm cơn đau khớp háng.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục tình trạng bọc răng sứ xong bị đau
Tập những bài thể dục nhẹ để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, tái tạo sụn khớp: cá, cua, trứng, rau xanh, hoa quả… Hạn chế ăn những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá…
- Giảm cân: Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân gây đau xương khớp háng là do tình trạng béo phì, thừa cân. Bởi vậy, để giảm cơn đau thì người bệnh cần phải kiểm soát cân nặng của bản thân từ việc luyện tập thể dụng và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học.
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm viêm khớp háng nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Để phát huy tác dụng của thuốc thì người bệnh cần phải uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc ở ngoài để sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Đau xương khớp háng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Chính vì thế bạn cần chủ động đến bệnh viện thăm khám khi xuất hiện triệu chứng để có cách điều trị hiệu quả nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.