Viêm phổi là một trong những bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Viêm phổi còn có thể gây biến chứng nếu không xử trí kịp thời. Vậy điều trị bệnh viêm phổi như thế nào hiệu quả?
Bạn đang đọc: Điều trị bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy vào từng độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà có phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất người bệnh cần tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế để có biện pháp chữa trị hiệu quả.
1. Cách điều trị bệnh viêm phổi
- Điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn
Nếu người bệnh được xác định mắc bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn thì cần dùng thuốc kháng sinh như Penixilin, sunphamit để điều trị. Các loại thuốc kháng sinh cần phải theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Để tránh nhờn thuốc, người bệnh nên chú ý dùng đúng liều lượng và thời gian quy định của bác sĩ.
Khi bị viêm phổi, người bệnh cần phải sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Điều trị viêm phổi do virus
Nếu nguyên nhân gây viêm phổi là do virus thì việc dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng. Người bệnh lúc này cần phải uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe.
- Viêm phổi do nấm
Trong trường hợp viêm phổi do nấm thì người bệnh cần phải sử dụng thuốc chống nấm.
- Điều trị viêm phổi bằng mẹo dân gian
Dùng chanh tươi và mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, khi kết hợp với chanh tươi sẽ có công dụng giảm các triệu chứng bệnh ở đường hô hấp. Vì thế dùng chanh tươi và mật ong chữa khi bị viêm phổi cũng được nhiều người sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Cảnh giác với căn bệnh viêm ống dẫn trứng ở nữ giới
Sử dụng chanh và mật ong cũng là cách giúp cải thiện triệu chứng viêm phổi
Dùng húng quế: Húng quế cũng có công dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể, vì thế bạn nên ăn húng quế mỗi ngày. Đặc biệt khi bị bệnh ở đường hô hấp, bạn nên ăn nhiều húng quế.
Dùng tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn nên cũng được nhiều người sử dụng khi mắc bệnh viêm phổi.
Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh viêm phổi như: Ho khan, ho có đờm, đau ngực, nôn mửa, chướng bụng, rét sun, sốt cao… người bệnh cần tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh.
Lưu ý: Các phương pháp điều trị ung thư phổi nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không nên tự ý áp dụng bất cứ cách chữa bệnh nào khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Việc điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Để bảo vệ gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, người bệnh cần áp dụng theo các biện pháp sau đây.
Đối với trẻ nhỏ
- Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm phổi
- Chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ bằng cách chải răng định kỳ 2 lần/ ngày
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
- Thời tiết chuyển mùa cần chú ý mặc ấm cho trẻ đặc biệt là vùng cổ, mặt; đeo khăn và khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh hít phải bui bẩn, không khí lạnh…
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ
Để phòng ngừa viêm phổi cần chú ý mặc ấm và bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển mùa
- Tránh cho trẻ tới những nơi đông người, đang có dịch bệnh, tránh khói thuốc lá
Đối với người lớn
- Không hút thuốc lá vì khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp, trong đó có viêm phổi, nguy hiểm hơn nữa là ung thư phổi
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày; ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe
Ung thư phổi là bệnh thường gặp ở đường hô hấp và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Các biến chứng thường gặp phải như nhiễm khuẩn huyết, tràn mủ màng phổi, viêm màng não, suy hô hấp cấp, tràn dịch màng tim, trụy tim…. Vì thế người bệnh cần lựa chọn các địa chỉ uy tín để điều trị sớm và hiệu quả bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.