Các bệnh lí về tim mạch ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại và là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trong cộng đồng. Suy tim hay yếu tim theo cách gọi quen thuộc của nhiều người, là một trong những bệnh lý về tim mạch nguy hiểm mà chúng ta cần biết. Vậy nhận biết dấu hiệu bệnh yếu tim như thế nào để phát hiện và điều trị kịp thời? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhận biết 6 dấu hiệu bệnh yếu tim bạn không nên bỏ qua
1. Yếu tim là gì?
Yếu tim, hay suy tim là tình trạng tim không cung cấp đủ lượng máu để nuôi cơ thể – do sức bóp của tim suy yếu hoặc tim giãn nở không đầy đủ.
Có hai loại suy tim: suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Suy tim tâm thu là khả năng co bóp của tim bị suy giảm và suy tim tâm trương là tim giãn nở không đủ, thể tích bị thiếu hụt.
Bệnh yếu tim có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe của bạn
2. Có thể nhận biết nhiều dấu hiệu bệnh yếu tim trên lâm sàng
Dấu hiệu bệnh yếu tim cơ bản và dễ thấy nhất là cảm giác mau mệt hơn, giảm khả năng gắng sức, ho, khó thở, phù nề…
2.1. Khó thở
Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Bệnh càng nặng thì triệu chứng này càng trở lên rõ rệt và người bệnh có thể cảm thấy khó thở ngay cả khi ngồi nghỉ.
2.2. Mệt mỏi
Cảm giác mau mệt, giảm khả năng gắng sức, đặc biệt khi đi lại hay làm một việc mà trước đây bạn thấy bình thường cũng là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.
2.3. Tiểu đêm
Mặc dù không phải là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim nhưng tiểu đêm thường xuyên cũng là dấu hiệu bệnh yếu tim mà bạn cần lưu ý.
2.4. Chán ăn, buồn nôn
Không chỉ các bệnh lí về tiêu hóa mới có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn… mà bệnh nhân suy tim cũng có các dấu hiệu như trên. Bởi vậy, khi có những dấu hiệu này và nó lặp lại với tần suất dày đặc bạn không nên chủ quan mà cần đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt để được kiểm tra sức khỏe kĩ lưỡng và phát hiện bệnh sớm (nếu có) để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
2.5. Ho
Tình trạng ho khan, ho khạc đờm kéo dài không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim mà bạn cần lưu ý.
2.6. Phù
Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh yếu tim. Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề.
Đây là những dấu hiệu nhận biết suy tim cơ bản nhất mà mọi người cần phải biết để khi thấy có những dấu hiệu như trên cần nhanh chóng đi khám bệnh và chữa trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và những điều cần biết
Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức là dấu hiệu bệnh yếu tim mà bạn dễ thấy nhất
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh yếu tim
Việc khám, chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa và quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị. Các phương pháp chẩn đoán suy tim bằng thiết bị công nghệ cao như:
3.1. Điện tâm đồ
Phương pháp có thể cung cấp thông tin để chẩn đoán nguyên nhân của suy tim giúp bác sỹ nhanh chóng tìm ra phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể để cho kết quả nhanh và triệt để nhất.
3.2. Siêu âm tim
Siêu âm tim là một xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán suy tim. Nó giúp đánh giá cả hình thái và chức năng của tim.
Thông qua siêu âm tim, bác sỹ có thể thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguyên nhân, mức độ của suy tim cũng như lựa chọn, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp…
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu xơ vữa động mạch điều trị cũng như ngừa bệnh
Ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu nhận biết bệnh yếu tim. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh yếu tim, bạn nên đến bệnh viện khám để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển xấu đi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.