Bệnh tim với thai nghén có nên mang thai không

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 200 triệu phụ nữ có thai, trong số đó có khoảng nửa triệu sản phụ bị tử vong do hậu quả của các biến chứng có liên quan đến bệnh tim trong quá trình thai nghén, 99% số ca tử vong dạng này là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Bạn đang đọc: Bệnh tim với thai nghén có nên mang thai không

Bệnh tim với thai nghén có nên mang thai không

Phụ nữ mang thai nên chủ động theo dõi sức khỏe để hạn chế các biến chứng của bệnh tim trong thai kì (ảnh minh họa).

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về giải phẫu, huyết học, nội tiết, tuần hoàn… làm tăng dần gánh nặng lên hệ tuần hoàn. Những người khỏe mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được nhưng những sản phụ bị bệnh tim thì thai nghén trở thành một gánh nặng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Bệnh tim với thai nghén có nên mang thai không

Đối với những phụ nữ mắc bệnh tim, việc thăm khám và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi quyết định mang thai và sinh con là việc làm vô cùng cần thiết.

Ảnh hưởng của bệnh tim với thai nghén

 

Khi có thai nhu cầu nuôi dưỡng và oxy tăng do đó, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy cho người mẹ và thai nhi. Với mỗi giai đoạn nhất định của thai kì, nhu cầu và đòi hỏi của cơ thể đối với sự phát triển của thai nhi có thể gây những ảnh hưởng nhất định đối với chức năng và hoạt động của tim như: Tăng lưu lượng tim, nhịp tim đập nhanh, tăng khả năng co bóp; Tốc độ tuần hoàn tăng; Lượng máu về tim nhiều; Tư thế của tim thay đổi, tim nằm bè ra do tử cung chèn ép vào; Hiện tượng ứ nước và muối do thay đổi nội tiết làm trở kháng sự co bóp của tim tăng lên. Những triệu chứng này nếu không được theo dõi và kiểm soát có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Đặc biệt, bệnh tim gây ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn tử cung – rau, lưu lượng máu giảm hơn bình thường, gây thiếu oxy và dinh dưỡng nên thai nhi dễ bị sảy, hay gây ra hiện tượng thai chết lưu, thai kém phát triển trong tử cung, suy thai mạn tính, đẻ non…

Tìm hiểu thêm: Top 6 dấu hiệu của bệnh tim mạch vành bạn không thể bỏ qua

Bệnh tim với thai nghén có nên mang thai không

Khám sức khỏe trước sinh giúp chúng ta dự đoán nguy cơ biến chứng trong thai kì và chủ động xử trí để đảm bảo thai kì khỏe mạnh, an toàn (ảnh minh họa).

 

Cách phòng tránh biến chứng của bệnh tim với thai nghén:

 

Để phòng tránh các biến chứng của bệnh tim với thai nghén và có một thai kì thực sự an toàn, khỏe mạnh; chúng ta nên chủ động khám tiền sản trước khi quyết định sinh con để tầm soát bệnh lí và chuẩn bị sức khỏe cũng như tâm lí tốt nhất khi bước vào thai kì. Đối với những phụ nữ bị bệnh tim thì khám tiền sản là vô cùng cần thiết. Việc làm này không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho người mẹ mà còn đảm bảo sức khỏe cho thai nhi sau này.

Bệnh tim với thai nghén có nên mang thai không

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ trong rung nhĩ: Nguyên nhân, cách phòng ngừa

Với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại; bệnh viện Thu Cúc luôn là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của đông đảo người bệnh trong cả nước.

Với ưu thế là bệnh viện đa khoa hướng tới tiêu chuẩn quốc tế, có đội ngũ bác sỹ tim mạch và bác sỹ sản phụ khoa hàng đầu, bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ uy tín được nhiều phụ nữ lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám, tầm soát bệnh lí tim mạch, sản phụ khoa và khám tiền sản. Tại đây, bệnh nhân sẽ được các bác sỹ – là những chuyên gia hàng đầu trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và hỗ trợ điều trị bằng những phương pháp mới nhất để thu được kết quả tối ưu nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch thăm khám, xin vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Tổng đài hỗ trợ: 1900 55 88 92

Website: www.benhvienthucuc.vn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *