Ung thư vòm họng di căn hạch

Ung thư vòm họng di căn hạch thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này các tế bào ung thư đã phát triển to ra, di căn xa và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư nguy hiểm đứng thứ 7 trong 10 căn bệnh ung thư hay gặp nhất. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu do các triệu chứng mờ nhạt, dẫn tới nhiều trường hợp được chẩn đoán bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như hạch, gan, não, phổi…

Bạn đang đọc: Ung thư vòm họng di căn hạch

Triệu chứng của ung thư vòm họng di căn hạch

Hạch bạch huyết là vị trí đầu tiên mà tế bào ung thư vòm họng dễ dàng di căn tới bởi hạch phân bố khắp cơ thể. Khi tế bào ung thư di căn vào các tế bào bạch huyết, các tế bào này sẽ bị sưng phồng lên với các triệu chứng:

  • Hạch nổi lên khỏi bề mặt da với số lượng nhiều

Ung thư vòm họng di căn hạch

Hạch bạch huyết là cơ quan đầu tiên mà tế bào ung thư vòm họng dễ dàng di căn tới

  • Khi sờ vào hạch thì có cảm giác cứng nhưng không đau
  • Nếu hạch bạch huyết bị vỡ sẽ gây đau và chảy máu
  • Ở giai đoạn cuối hạch sẽ bám dính cố định

Khi hạch bạch huyết sưng to người bệnh có thể cảm thấy vướng, cộm. Lúc này khối u ở vòm họng cũng phát triển to gây khó khăn khi nuốt, khó khăn khi nói chuyện, dẫn tới khàn tiếng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể thấy khó thở, đờm có lẫn máu, nghẹt mũi kéo dài…

Điều trị ung thư vòm họng di căn hạch

Ở giai đoạn di căn hạch, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị được áp dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.

  • Phẫu thuật: phương pháp này có thể được sử dụng để cắt bỏ khối u và loại bỏ tế bào ung thư, tránh khối u chèn ép vào cổ họng và các cơ quan di căn khác như não, gan, phổi…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hôi miệng nặng: Nguyên nhân và cách điều trị 

Ung thư vòm họng di căn hạch

Ở giai đoạn ung thư vòm họng di căn hạch, hóa trị là phương pháp thường được áp dụng

  • Hóa trị: là phương pháp sử dụng thuốc nhằm làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình phân chia của tế bào ung thư. Phương pháp này thường được áp dụng khi tế bào ung thư đã di căn. Các thuốc hóa chất được truyền vào cơ thể và đi khắp toàn bộ cơ thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn và nôn, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu…
  • Xạ trị: phương pháp này cũng được sử dụng ở giai đoạn ung thư vòm họng di căn nhằm ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

Ung thư vòm họng di căn hạch có thể chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia y tế, ung thư vòm họng di căn hạch có thể chữa được nhưng không thể khỏi hoàn toàn. Bởi ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã phát triển to, xâm lấn và di căn xa, nhiều khu vực trong cơ thể bị ảnh hưởng. Do đó việc điều trị bệnh ở giai đoạn này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa bệnh phát triển và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.

Ung thư vòm họng di căn hạch

>>>>>Xem thêm: Hiện tượng ra máu khi mang thai: nguyên nhân và cách xử trí

Người bệnh cần tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất

Bên cạnh đó, tỷ lệ chữa khỏi cao hay thấp của người bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng sau điều trị, tâm lý của người bệnh…

Với ung thư vòm họng ở giai đoạn di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh khoảng 38%. Càng phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống của người bệnh càng cao. Cụ thể ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 72%.

Hiện nay, tầm soát ung thư phổi là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm sự hiện diện của tế bào ung thư trong cơ thể. Do đó, để biết mình có mắc ung thư vòm họng hay không, bạn nên chủ động tầm soát ung thư vòm họng định kỳ. Đặc biệt là nam giới trên 40 tuổi và có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm virus HPV, EBV, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thực phẩm lên men như dưa cà muối…

Việc tầm soát ung thư vòm họng sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, ngăn ung thư vòm họng tiến triển sang giai đoạn di căn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *