Nhồi máu cơ tim thường xảy ra nhanh và đột ngột, đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần nhập viện ngay lập tức để xác định chẩn đoán nhồi máu cơ tim và bắt đầu điều trị.
Bạn đang đọc: Chẩn đoán nhồi máu cơ tim và bắt đầu điều trị
Sau đây là những xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim:
Điện tâm đồ
Điện tâm đồ là một trong những xét nghiệm quan trọng của chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Điện tâm đồ nên được thực hiện ngay trong vòng 10 phút kể từ người bệnh nhập viện. Xét nghiệm này được sử dụng để đo hoạt động điện của tim. Khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí, khả năng chuyển điện của cơ sẽ thay đổi. Sự thay đổi này có thể ghi nhận được trên điện tâm đồ.
Đây là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau và chỉ mất khoảng 5 phút để thực hiện. Kết quả điện tâm đồ rất quan trọng vì:
– Giúp xác định chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
– Giúp xác định loại nhồi máu cơ tim, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Các xét nghiệm khác
Một số xét nghiệm khác trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng của tim và kiểm tra các biến chứng liên quan. Tuy nhiên, vì nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp cứu, nên các xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện một lần lúc bắt đầu điều trị và tình trạng sức khỏe của người bệnh đã tương đối ổn định.
– Các xét nghiệm máu
Các xét nghiệm máu này giúp đánh giá thiệt hại ở tim do nhồi máu cơ tim gây ra và cũng xác định mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh.
Khi nhồi máu cơ tim xảy ra, tế bào cơ tim chết và giải phóng protein vào máu. Xét nghiệm máu có thể đo số lượng của các protein trong máu. Nồng độ protein trong máu cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim.
Các loại xét nghiệm máu thường được sử dụng bao gồm xét nghiệm troponin, xét nghiệm CK hoặc CK-MB , xét nghiệm myoglobin.
Các xét nghiệm máu này giúp đánh giá thiệt hại ở tim do nhồi máu cơ tim gây ra và cũng xác định mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh.
– Chụp X quang
Chụp X quang thường được sử dụng nếu chẩn đoán nhồi máu cơ tim chưa chắc chắn. Đồng thời xét nghiệm hình ảnh này cũng được dùng để kiểm tra các biến chứng phát sinh từ nhồi máu cơ tim, chẳng hạn như tình trạng tích tụ chất lỏng trong phổi (phù phổi).
– Siêu âm tim
Tìm hiểu thêm: Bệnh xơ vữa động mạch vành: Những điều cần phải biết
>>>>>Xem thêm: Tổn thương mạch máu ở người mắc bệnh tiểu đường
Siêu âm tim cung cấp hình ảnh chi taSiêu âm tim cung cấp hình ảnh chi tiết của trái tim, giúp bác sĩ xác định chính xác khu vực nào của trái tim đã hư hỏng.iết của trái tim, giúp bác sĩ xác định chính xác khu vực nào của trái tim đã hư hỏng.
Siêu âm tim cung cấp hình ảnh chi tiết của trái tim, giúp bác sĩ xác định chính xác khu vực nào của trái tim đã hư hỏng và đánh giá mức độ tác động của thương tổn đến chức năng tim.
– Chụp động mạch vành
Chụp động mạch vành là tạo hình ảnh các động mạch vành của tim bằng thuốc cản quang dưới tia X quang. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh nhân có bị tổn thương động mạch vành hay không, mức độ tổn thương và phương án điều trị như thế nào.
– Chụp cắt lớp điện tim vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)
Các xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề tim mạch, bao gồm cả mức độ thiệt hại do nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó nếu phát hiện thấy có các triệu chứng nghi ngờ nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực, khó thở… cần tới ngay bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.