Những hiểu lầm thường gặp về cao huyết áp

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Một người được xem là có huyết áp cao khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là một trong những căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác. Tuy nhiên nhận thức của mọi người nói chung về cao huyết áp vẫn còn hạn chế, dẫn tới nhiều hiểu lầm đáng tiếc.

Bạn đang đọc: Những hiểu lầm thường gặp về cao huyết áp

Một người sẽ bị cao huyết áp và không có cách nào ngăn chặn nếu gia đình có tiền sử bị cao huyết áp.

Những hiểu lầm thường gặp về cao huyết áp

Để phòng chống cao huyết áp, nên duy trì một chế đọ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau quả, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Bệnh tăng huyết áp không di truyền mà có tính chất gia đình, tức là trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị tăng huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Tuy  nhiêu những người mà tiền sử gia đình có người thân bị tăng huyết áp vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh của bản thân bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm:

  • Ăn ít muối để để ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp
  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali như lạc, đậu, các loại rau như: cải bắp, chuối chín, đu đủ và chà là. Vì kali có khả năng giúp làm giảm huyết áp.
  • Nên ăn nhiều rau quả và trái cây, hạn chế thức ăn chế biến sẵn.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế uống rượu
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh căng thẳng quá mức

Nếu không sử dụng muối ăn thì huyết áp sẽ không bị ảnh hưởng.
Ở một số người, ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên kiểm soát lượng muối tiêu thụ không chỉ là không dùng muối ăn. Bởi vì có khoảng 75% lượng muối mà chúng ta tiêu thụ nằm trong các thực phẩm chế biến sẵn như nước sốt cà chua, súp, gia vị và thực phẩm đóng hộp. Do đó khi lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn, cần đọc kỹ thông tin về thành phần dinh dưỡng trên bao bì để biết chính xác lượng muối có mặt trong sản phẩm.
Những người có sức khỏe bình thường không cần lo lắng về bệnh cao huyết áp.

Những hiểu lầm thường gặp về cao huyết áp

Bệnh huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu được phát hiện nhờ đo huyết áp.

Thực tế cho thấy nhiều người bị cao huyết áp nhưng không biết bản thân mắc bệnh. Cụ thể ở Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng, cứ 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, hiểu biết về tăng huyết áp của người dân chưa đầy đủ, đặc biệt là người dân nông thôn.
Theo điều tra có 77% người dân hiểu sai về bệnh và các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp và có tới 52% người dân bị tăng huyết áp nhưng không biết mình bị tăng.
Tình trạng này là do bệnh huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu được phát hiện nhờ đo huyết áp. Nếu không được kiểm soát, huyết áp cao có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân số 1 gây bệnh đột quỵ.
Cao huyết áp thường gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn… Vì thế nếu một người không có các triệu chứng này chứng tỏ người đó không bị cao huyết áp?
Nhiều người bị cao huyết áp trong một thời gian dài mà không hề hay biết mình mắc bệnh. Cao huyết áp còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện sớm, vì vậy nhiều người không biết rằng bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, gây tổn hại nặng nề tới động mạch,tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Đừng mắc sai lầm khi cho rằng các triệu chứng sẽ cảnh báo các vấn đề sức khỏe do cao huyết áp. Mọi người cần phải biết rõ trị số huyết áp của bản thân. Để chẩn đoán chính xác cao huyết áp tốt nhất nên tới bệnh viện.
Một số thông tin cho biết uống rượu rất tốt cho tim, vì thế uống rượu càng nhiều càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Xuất huyết não là gì? tính mạng của người bệnh

Những hiểu lầm thường gặp về cao huyết áp

Uống rượu quá nhiều có thể gây suy tim, dẫn đến đột quỵ và rối loạn nhịp tim.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng uống một chút rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ trong bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên lợi ích này chỉ có được khi chúng ta uống với một lượng vừa phải, nếu lạm dụng thường xuyên có thể gây tăng huyết áp đột ngột. Uống rượu quá nhiều có thể gây suy tim, dẫn đến đột quỵ và rối loạn nhịp tim. Theo khuyến cáo, nếu uống rượu, nên hạn chế tiêu thụ không nhiều hơn hai ly mỗi ngày đối với nam và một ly mỗi ngày cho phụ nữ.
Huyết áp chỉ có thể được đo bởi bác sĩ tại bệnh viện.
Trị số huyết áp có thể khác nhau ở các thời điểm trong ngày và giữa các ngày, do vậy phải đo huyết áp nhiều lần và vào các thời điểm khác nhau. Những thông tin này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc điều trị để các bác sĩ xác định xem liệu người bệnh có thực sự bị cao huyết áp và phương pháp điều trị hiện đang áp dụng có hiệu quả không. Máy đo huyết áp hiện nay ngày càng chính xác và tiện lợi, vì thế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà rất đơn giản.
Có thể ngưng sử dụng thuốc khi huyết áp đã ổn định.

Những hiểu lầm thường gặp về cao huyết áp

>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não và cách điều trị

Dù huyết áp đã về mức bình thường, người bệnh vẫn cần uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị cao huyết áp là một quá trình liên tục và lâu dài. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới có thể giảm được các biến chứng của cao huyết áp. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất nhưng cũng lại là nguyên tắc hay bị bỏ quên nhất. Nhiều người cảm  thấy khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường, huyết áp đo bình thường thì bỏ không uống thuốc hay uống thuốc không đều đặn. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đấy mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng của tăng huyết áp, có nghĩa là không có hiệu quả. Do đó dù huyết áp đã về mức bình thường, cảm thấy khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc huyết áp đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *