Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức sau đó là cả khi nghỉ ngơi. Sau đây là một số bí quyết giúp người bệnh kiểm soát tình trạng của bệnh suy tim.
Bạn đang đọc: Bí quyết để kiểm soát bệnh suy tim
Kiểm tra cơ thể hàng ngày để phát hiện sớm các triệu chứng
Người bệnh đang phải sống chung với bệnh suy tim hoặc suy tim xung huyết, cần phải theo dõi thường xuyên những thay đổi bất thường của cơ thể, chẳng hạn như khó thở, bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng, ho… Hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có bất cứ triệu chứng nào mới.
Tập thể dục
Có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để biết hình thức tập luyện nào phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân.
Tập thể dục rất tốt cho người bệnh tim. Nó có thể giúp làm cholesterol và huyết áp cũng như giúp giảm cân. Nên tập thể dục hàng ngày nếu có thời gian. Mục tiêu luyện tập là 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để biết hình thức tập luyện nào phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân.
Kiểm soát huyết áp
Bệnh nhân suy tim nên đo huyết áp hàng ngày. Cách lý tưởng nhất để đạt được huyết áp mục tiêu là duy trì lối sống lành mạnh. Một số trường hợp sẽ phải sử dụng thuốc điều trị. Thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu huyết áp thay đổi.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho người bệnh suy tim bao gồm trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo hoặc sữa tách béo, thịt nạc, hải sản, đậu, các loại hạt. Nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, ngũ cốc tinh chế, chất béo rắn.
Không nên ăn nhiều muối
Muối có thể làm tăng tình trạng tích tụ chất lỏng, kéo theo tăng huyết áp, gây sưng ở bàn chân hoặc khó thở
Muối có thể làm tăng tình trạng tích tụ chất lỏng, kéo theo tăng huyết áp, gây sưng ở bàn chân hoặc khó thở. Vì thế khi chuẩn bị bữa ăn cho người bị suy tim không nên cho thêm muối. Thay vào đó hãy sử dụng các loại thảo mộc hoặc bột nêm không có muối. Ngoài ra nên chọn thực phẩm tươi sống thay vì đồ đóng hộp có chứa nhiều muối.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Tình trạng tâng cân có thể khiến trái tim phải làm việc nhiều hơn. Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp là cách hiệu quả giúp giảm cân. Nồng độ cholesterol và huyết áp cũng sẽ được cải thiện đáng kể nhờ giảm cân.
Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Căng thẳng, lo âu, tức giận có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim. Nói chuyện với người thân hoặc bạn bè về những vấn đề lo lắng để giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra có thể thử một số kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu.
Bỏ hút thuốc
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh yếu tim như thế nào cho hiệu quả
Những người hút thuốc lá nên cố gắng bỏ, vì hút thuốc làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Những người hút thuốc lá nên cố gắng bỏ. Bởi vì hút thuốc làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp và làm tổn thương các mạch máu mang máu tới tim. Người không hút cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Đôi khi thay đổi lối sống là không đủ, người bệnh suy tim sẽ phải dùng thuốc. Thuốc sẽ làm giảm cholesterol và huyết áp, ngăn ngừa cục máu đông và thậm chí giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thuốc cũng có tác dụng hạn chế các triệu chứng và giảm bớt áp lực lên tim.
Kiểm tra nồng độ cholesterol thường xuyên
Nồng độ cholesterol “xấu” LDL có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Nên cố gắng giữ nồng độ này ở mức 100 mg / dL hoặc thấp hơn. Nếu đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh, nên giữ nồng độ cholesterol LDL ở mức 70 mg / dL hoặc thấp hơn. Trong nhiều trường hợp chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để kiểm soát nồng độ cholesterol mà người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc.
Không nên uống rượu
>>>>>Xem thêm: Điều trị thấp tim và phòng ngừa nguy cơ tái phát
Uống rượu có thể làm tim suy yếu, khiến nó phải hoạt động nhiều hơn.
Uống rượu có thể làm tim suy yếu, khiến nó phải hoạt động nhiều hơn. Nghiên cứu cho biết uống một chút rượu có thể làm tăng nồng độ cholesterol “tốt” (HDL), tuy nhiên uống quá nhiều sẽ gây tăng cân hoặc tăng huyết áp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.