Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, gây thiếu máu não. Những dấu hiệu đột quỵ não thường diễn biến bất ngờ gây hậu quả nghiêm trọng nếu không có cách xử trí hiệu quả. Vì vậy cần cảnh giác với những dấu hiệu của đột quỵ để có cách đối phó kịp thời.
Bạn đang đọc: Cảnh giác những dấu hiệu của đột quỵ
CẢNH GIÁC NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH ĐỘT QUỴ
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Khi một phần não bị thiếu máu nuôi dưỡng, các tế bào não thiếu oxy sẽ chết. Bệnh nhân rất dễ tử vong.
Bệnh gồm 3 thể: chảy máu trong não, chảy máu dưới màng nhện ở vỏ não và nhồi máu não. Triệu chứng thường xảy ra đột ngột, liệt nửa người, liệt tay chân, khó nói, không nói được.
- Dấu hiệu của đột quỵ não
Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, xếp thứ 3 về bệnh gây tử vong, sau ung thư và tim mạch. Những hậu quả mà bệnh để lại vô cùng nặng nề. Tai biến mạch máu não ở người già thường do cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch…, còn ở người trẻ chủ yếu do nguyên nhân về não và tim mạch, đặc biệt ở não. Đó là tình trạng xuất huyết do vỡ dị dạng mạch máu não.
Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ bạn cần lưu ý theo Hội Tim mạch Việt Nam:
- Đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân.
- Đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói.
- Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
XỬ LÝ KHI BỊ ĐỘT QUỴ
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị rối loạn nhịp tim
- Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ cần xử trí đúng cách kịp thời
Khi thấy một người có các triệu chứng của bệnh đột quỵ, người nhà nên đỡ người bệnh để không bị ngã và đặt nằm xuống chỗ thoáng khí. Nếu người bệnh nôn hoặc lơ mơ thì phải đặt nghiêng đầu sang một bên, lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi. Tuyệt đối không vắt chanh hay cho bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân. Sau đó, gọi cấp cứu hoặc dùng xe nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất (tốt nhất trong 3 – 6 giờ vàng, để muộn hơn sẽ ảnh hưởng cực lớn đến tính mạng người bệnh). Vận chuyển người bệnh đi cấp cứu ở tư thế nằm. Không cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.
Việc điều trị đột quỵ não rất khó khăn và phức tạp. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh phải trải qua một quá trình luyện tập trong nhiều tháng, nhiều năm để phục hồi các chức năng. Do đó, người chưa mắc bệnh cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Đối với người từng bị tai biến mạch não, cần dự phòng bệnh tái phát.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn “Khám thần kinh ở đâu” và khi nào cần đi khám
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ngừa biến chứng đột quỵ nguy hiểm
BỆNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Nên phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não như tránh lối sống ít vận động, tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức; không lạm dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia… ); kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm, điều trị các bệnh lý đi kèm; không ăn nhiều mỡ, chất ngọt, tinh bột; hạn chế muối; nên ăn nhiều rau, củ, quả; tránh stress, xúc động hay chấn thương tâm lý…
Vậy nên làm gì khi bị đột quỵ? Khi nghi ngờ có hiện tượng đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc di chuyển người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể xử trí kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Thời gian “vàng” để cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ là từ 4 – 6 giờ đầu khi xuất hiện triệu chứng.
ƯU ĐIỂM KHI ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Đông đảo người bệnh lựa chọn điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc vì:
- Cấp cứu nhanh chóng, hoạt động 24/24, sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào, chỉ cần gọi 0243 728 0888.
- Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tận tình với người bệnh.
- Chăm sóc chu đáo tại phòng riêng tiện nghi, người nhà không cần phải lo lắng.
- Áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ, giảm bớt nỗi lo về chi phí.
Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH
Anh Nguyễn Tất Thắng (Cầu Giấy. Hà Nội) cho biết: “Khi mẹ vợ mình bắt đầu có những biểu hiện lạ nghi ngờ đột quỵ là cả hai vợ chồng gọi taxi đi gấp tới Bệnh viện Thu Cúc. Tại đây nhờ sự hỗ trợ nhanh chóng của các anh, chị bác sĩ, điều dưỡng mà mẹ mình được cấp cứu kịp thời, qua khỏi cơn nguy hiểm. Bệnh viện chăm lo cho người bệnh rất chu đáo và tận tâm, gia đình xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc.”
Với những thông tin nêu trên, hy vọng bạn đọc có được những kiến thức cơ bản nhất về dấu hiệu nhận biết đột quỵ để tự bảo vệ cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.