Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính khởi phát từ buồng trứng ở nữ giới. Ung thư buồng trứng được chia thành 4 giai đoạn phát triển, trong đó ung thư buồng trứng giai đoạn I và ung thư buồng trứng giai đoạn II thường chưa có dấu hiệu rõ ràng nên thường khó nhận biết. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư buồng trứng? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Ung thư buồng trứng giai đoạn II
Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng giai đoạn II
Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường
Ung thư buồng trứng giai đoạn II thường có các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng hoặc đau, âm đạo bất thường, đầy hơi, khó tiêu… Những biểu hiện này chưa cụ thể nên người bệnh thường nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác.
- Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ăn nhanh no.
- Thường xuyên mệt mỏi, sút cân không rõ lý do.
- Sưng tấy, áp lực, khó chịu hoặc đau ở vùng bụng.
- Đau ở vùng xương chậu kéo dài.
- Tiểu tiện bất thường: bị báo bón, tiêu chảy, đi nhiều lần.
- Đau bụng bất thường.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệ, xuất huyết hậu mãn kinh.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi quan hệ hoặc sau quan hệ: Xuất hiện những cơn đau ở bên phải hoặc bên trái của khung xương chậu.
Ung thư buồng trứng giai đoạn II có chữa được không?
Ở giai đoạn này, việc điều trị có thể áp dụng các phương pháp sau: cắt tử cung và cắt buồng trứng song phương (loại bỏ cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng), phẫu thuật debulking, sinh thiết các hạch bạch huyết và các mô khác trong khung chậu và bụng có nghi có chứa ung thư để quan sát. Sau khi phẫu thuật, việc điều trị có thể kết hợp hóa trị liệu có hoặc không có bức xạ đi kèm, hoặc hóa trị sau phẫu thuật.
Ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cơ hội sống càng cao, tỉ tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 70%.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 10% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn này. Đa số người bệnh phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị rất phức tạp, tiên lượng bệnh xấu, khả năng sống thấp.
Làm thế nào để phát hiện ung thư buồng trứng sớm?
Tìm hiểu thêm: Vai trò của siêu âm chửa ngoài tử cung như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Chữa ung thư tuyến giáp thế nào?
Siêu âm vùng bụng để xác định khối u
Để phát hiện ung thư buồng trứng sớm, bạn nên thực hiện khám ung thư buồng trứng định kì. Tầm soát ung thư buồng trứng giúp phát hiện thư buồng trứng nhanh chóng và chính xác nhất. Tầm soát ung thư bao gồm thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên sâu như:
Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm CA-125: CA 125 là protein hiện diện trong máu với nồng độ cao khi có sự xuất hiện của khối u, đặc biệt với khối u xuất hiện tại buồng trứng.
- Kiểm tra phần khung chậu là phần tiếp xúc bên ngoài của các bộ phận sinh dục (âm hộ), âm đạo, tử cung và buồng trứng để xem những thay đổi bất thường nếu có.
- Siêu âm nhằm xác định vị trí, kích thước cụ thể của khối u
- Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, MRI… nhằm đánh giá mức độ bệnh và giai đoạn xâm lấn của khối u bên trong cơ thể.
Ai nên tầm soát ung thư buồng trứng?
Tất cả phụ nữ từ 14 tuổi trở lên.
Khuyến cáo cho phụ nữ thời kì mãn kinh, ngoài 40 – 50 tuổi, vì độ tuổi này có tỷ lệ mắc cao nhất.
Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao như: phụ nữ thừa cân/béo phì, thời gian cho con bú sữa mẹ ít, phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, … nên thực hiện khám tầm soát ung thư buồng trứng sớm.
Tầm soát ung thư buồng trứng tại bệnh viện Thu Cúc
Hiện nay, bệnh viện Thu Cúc nếu đã triển khai các gói khám tầm soát ung thư buồng trứng trọn gói, phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người.
Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị ung thư.
Cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ khám tầm soát ung thư.
Thời gian trả kết quả nhanh chóng, người bệnh có thể đăng kí nhận kết quả trực tiếp hoặc qua email, điện thoại, chuyển phát nhanh. Để được tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám tại bệnh viện, bạn đọc vui lòng liên hệ số tổng đài: 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.