Ung thư trực tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, gây ra tỉ lệ tử vong cao. Bệnh nếu được phát hiện sớm thì tiên lượng bệnh tốt, cơ hội sống cao. Do đó, bạn cần chủ động phát hiện các biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn I để kịp thời điều trị.
Bạn đang đọc: Biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn I
1. Các biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn I
Ung thư trực tràng giai đoạn I thường gây ra các biểu hiện sau:.
- Đi ngoài phân nhỏ, đi ngoài không hết phân: khối u tác động đến đường tiêu hóa của người bệnh làm cho hình dạng, kích thước của phân biến dạng, kèm theo đó là biểu hiện đi ngoài nhiều hơn.
- Đau bụng, đầy bụng: thi thoảng xuất hiện cơn đau vùng bụng dưới rốn
- Sút cân bất thường: cân nặng giảm bất thường không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư trực tràng.
Đầy bụng, ơ hơi là một trong những dấu hiệu của ung thư trực tràng giai đoạn I
Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trên, bạn cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời. Ung thư trực tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển sang giai đoạn muốn khiến cho việc điều trị rất khó khăn, cơ hội sống thấp.
2. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn I
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ nằm tại lớp niêm mạc nên bác sĩ thường tiến hành nội soi cắt bỏ các tế bào ung thư tại lớp niêm mạc mà vẫn giữ nguyên được trực tràng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp hoá trị, xạ trị.
Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng tia xạ có cường độ cao, tập trung vào một vùng nhỏ trên thành trực tràng, nơi có khối u. Quá trình xạ trị được chia thành nhiều đợt, thời gian điều trị của phương pháp này thường kéo dài khoảng 60 ngày. Xạ trị có thể được áp dụng trước phẫu thuật nhằm tăng khả năng phẫu thuật, tăng khả năng bảo tồn cơ thắt, giảm nguy cơ tái phát sau mổ.
Hóa trị: Là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hoá trị ung thư trực tràng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn chặn sự lây lan và nguy cơ tái phát của tế bào ung thư.
3. Tiên lượng ung thư trực tràng giai đoạn I
Ung thư trực tràng giai đoạn I có tiên lượng tốt , tỉ lệ sống sau 5 năm lên đến 87% . Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh thường chưa có dấu hiệu rõ rệt, do đó người bệnh thường khó nhận biết, đến khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị rất khó khăn, cơ hội sống thấp, diễn biến bệnh xấu.
4. Cách phát hiện sớm ung thư trực tràng
Tìm hiểu thêm: Tiêu chí giúp bạn lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh viêm gan A
Nội soi trực tràng là phương pháp chẩn đoán ung thư rất quan trọng
Để phát hiện ung thư trực tràng sớm người bệnh cần thực hiện tầm soát ung thư dạ dày – thực quản- đại trực tràng định kì. Thông qua các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu, tầm soát ung thư dạ dày – thực quản – đại trực tràng giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường về đường tiêu hoá, phát hiện sớm những dấu hiệu tiền ung thư ngay cả khi bệnh chưa biểu hiện ra ngoài.
- Xét nghiệm máu trong phân
- Nội soi trực tràng: là phương pháp được đánh giá là có hiệu quả nhất trong chẩn đoán ung thư trực tràng. Ống nội soi được đưa qua hậu môn lên trực tràng để quan sát toàn bộ những tổn thương hay dấu hiệu bất thường xảy ra tại đó. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ sẽ chỉ định cắt và đem sinh thiết để xác định tính chất của chúng.
- Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm trong lòng ruột
- Chụp cắt lớp vi tính: giúp bác sĩ chẩn đoán được kích thước khối u, giai đoạn tiến triển bệnh và mức độ lây lan của những tế bào ung thư.
Hiện nay, bệnh viện Thu Cúc đã triển khai các gói tầm soát ung thư dạ dày- thực quản – đại trực tràng được thiết kế khoa học, trọn gói, tiết kiệm chi phí. Trực tiếp thăm khám là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cho kết quả chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp xét nghiệm phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư, bệnh nhân sẽ được tư vấn và điều trị trực tiếp với các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore, trong đó có TS.BS Zee Ying Kiat- một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội Gan -Tụy – Túi mật Singapore.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.