Ung thư dạ dày di căn buồng trứng có chữa được không?  Thời gian sống bao lâu?

Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn cuối của ung thư dạ dày. Khi đó các khối u ung thư phát triển với kích thước lớn và di căn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có buồng trứng. Vậy ung thư dạ dày di căn buồng trứng có chữa được không?  Thời gian sống bao lâu? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày di căn buồng trứng có chữa được không?  Thời gian sống bao lâu?

Biểu hiện của ung thư dạ dày di căn buồng trứng

Ung thư dạ dày di căn buồng trứng có chữa được không?  Thời gian sống bao lâu?

Hình ảnh ung thư dạ dày

Người bệnh ung thư dạ dày di căn sang buồng trứng thường có các triệu chứng như:

  • Thường xuyên  bị chướng bụng, khó tiêu và chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ và căng thẳng kéo dài
  • Xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới
  • Thỉnh thoảng bị đau lưng và đau vùng xương chậu
  • Thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón
  • Bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Có triệu chứng đi ngoài ra máu.

Ung thư dạ dày di căn buồng trứng có chữa được không?

Việc điều trị ung thư dạ dày di căn buồng trứng chỉ nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh, ngăn chặn sự lây lan của các khối u chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn được. Ở giai đoạn này các bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn của khối u, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.  Các phương pháp được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày di căn buồng trứng gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư dạ dày di căn buồng trứng nhằm mục đích cắt bỏ khối u trong dạ dày và các vùng di căn trong buồng trứng.  Trong trường hợp sức khỏe người bệnh yếu không thể tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị.

  • Hóa trị

Hóa trị là liệu pháp truyền hóa chất kháng ung thư vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống  nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật nhằm giảm bớt kích thước khối u, giảm triệu chứng giúp cho quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn. Hóa trị có thể bổ trợ sau phẫu thuật nhằm giảm đau, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư, giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.

Ngoài ra, hóa trị cũng có thể được áp dụng trong các trường hợp khối u quá lớn và sức khỏe bệnh nhân yếu không thể tiến hành phẫu thuật.

  • Xạ trị

Phương pháp này sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng phát triển. Xạ trị có thể được áp dụng sau phẫu thuật, cũng có thể kết hợp với hóa trị để kéo dài sự sống cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Chảy máu khi quan hệ: Điểm mặt những bệnh ung thư có liên quan

Ung thư dạ dày di căn buồng trứng có chữa được không?  Thời gian sống bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Mang nặng nhưng đẻ không đau là có thật

Tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện sớm những dấu hiệu tiền ung thư

Ung thư dạ dày di căn buồng trứng sống bao lâu?

Ung thư dạ dày di căn thường ở giai đoạn cuối, do đó tỉ lệ sống không được khả quan. Tỉ lệ người bị ung thư dạ dày di căn buồng trứng sống sau 5 năm từ 5-10%.

Tuy nhiên, thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:  phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, khả năng hồi phục của cơ thể sau điều trị, tâm lý của người bệnh…Nếu người bệnh lạc quan chiến đấu bệnh tật và tuân thủ phác đồ điều trị thì khả năng sống lâu hơn.  Đồng thời, bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý, nhiều chất dinh dưỡng. Tốt nhất thức ăn nên được làm mềm và loãng để dễ tiêu hóa hơn.

Mặc dù tỷ lệ sống ở giai đoạn cuối không cao nhưng hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày được áp dụng mang lại hiệu quả tốt. Hiện bệnh nhân ung thư dạ dày tại khoa ung bướu bệnh viện Thu Cúc đang được các chuyên gia hàng đầu Singapore trực tiếp điều trị. Người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ sau điều trị giúp giảm dần triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa khối u di căn, kiểm soát và giúp kéo dài cơ hội sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *