Ung thư là 1 trong những mối nguy hiểm thường trực có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạnh của nhiều người, nói đến ung thư mọi người đều cảm thấy lo sợ bởi việc chữa trị thường rất khó khăn và tốn kém trong đó có ung thư thanh quản. Ung thư thanh quản có chữa được không, các phương pháp chữa ung thư thanh quản là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Ung thư thanh quản có chữa được không, cách điều trị?
Ung thư thanh quản là gì, biểu hiện của ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là các khối u ác tính xuất phát từ nội thanh quản hoặc ở vùng bờ thành của thanh quản. Trường hợp các khối u này lan xuống vụng hạ họng thì sẽ được gọi là ung thư thanh quản hạ họng.
Ung thư thanh quản rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng người bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thanh quản vẫn chưa được khẳng định chính xác tuy nhiên có 1 số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản cụ thể như sau:
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng người ta đề cập tới các yếu tố có liên quan tới bệnh sinh:
– Thuốc lá: Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư thanh quản.
– Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Do đặc thù nghề nghiệp 1 số người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn cũng dễ bị ung thư thanh quản.
– Người bị viêm thanh quản mạn tính cũng có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao hơn người khác.
– Yếu tố giới tính: Bệnh ung thư thanh quản chủ yếu thường gặp ở nam giới, chiếm trên 90% trong khi đó phụ nữ ít nguy cơ bị ung thư thanh quản hơn.
– Về độ tuổi: Ung thư thanh quản hay gặp ở độ tuổi từ: 50-70 (72%), chỉ 12% trường hợp ung thư thanh quản ở độ tuổi 40 – 50 tuổi.
– Với các thể viêm thanh quản mạn tính như tăng sản (hyperplasie) tăng sừng hoá, bạch sản là thể dễ bị ung thư hoá, vì vậy các thể này còn được gọi là trạng thái tiền ung thư.
– Các u lành tính của thanh quản cũng có thể ung thư hoá nhất là loại u nhú thanh quản ở người lớn.
Tìm hiểu thêm: Những ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm Double test?
Ung thư thanh quản có chữa được không là băn khoăn của nhiều người
Ung thư thanh quản có chữa được không?
Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư thanh quản rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến sức khỏe tính mạng của người bệnh. Ung thư thanh quản có chữa được không là thắc mắc của khá nhiều người. Tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể và thể trạng của từng bệnh nhân, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị tích cực, bệnh nhân ung thư thanh quản sẽ có cơ hội sống nhiều hơn.
Có 3 phương pháp điều trị ung thư thanh quản chủ yếu hiện nay là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư thanh quản bằng cách lấy bỏ khối u khi bệnh nhân đang trong tình trạng được gây mê.Tùy theo vị trí cũng như kích thước khối u mà các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn phần thanh quản. Một số trường hợp khác, bác sĩ chẩn đoán và quyết định phẫu thuật phần trên thanh quản và thượng thanh môn. Đôi khi là cắt bỏ một hoặc cả hai dây thanh âm.
Xạ trị là phương pháp dùng các tia X với năng lượng và cường độ cao tấn công và tiêu hủy các tế bào ung thư thanh quản. Như vậy, chỉ những vùng có tia X đi qua thì mới bị ảnh hưởng. Xạ trị có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp cùng lúc với các phương pháp khác.
Hóa trị: Đây là phương pháp dùng thuốc để điều trị các bệnh ung thư đã lan. Đối với ung thư thanh quản, thuốc được dùng dưới dạng tiêm vào mạch máu. Loại thuốc nào và tiêm với liều lượng ra sao phải tùy vào mức độ bệnh tình. Đồng thời phụ thuộc tình hình sức khỏe bệnh nhân lúc bấy giờ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư phổi
Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ điều trị ung thư hiệu quả
Bệnh viện Thu Cúc là 1 trong những địa chỉ điều trị ung thư hiệu quả trong đó có ung thư thanh quản. Lựa chọn Bệnh viện Thu Cúc bệnh nhân ung thư sẽ được điều trị với các bác sĩ, chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS.BS Lim Hong Liang, TS.BS Zee Ying Kiat, TS.BS See Hui Ti. Với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore Bệnh viện Thu Cúc đã giúp nhiều bệnh nhân ung thư có tiến triển tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.